Đồng chí Trần Bạch Đằng - Người chiến sĩ cách mạng kiên trung

14/07/2016 - 10:50

PNO - Hôm nay, ngày 14/7, Thành ủy TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học “Đồng chí Trần Bạch Đằng - Người cộng sản kiên trung” nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh đồng chí Trần Bạch Đằng (15/7/1926 - 15/7/2016).

Dong chi Tran Bach Dang - Nguoi chien si cach mang kien trung
Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo

Đồng chí Trần Bạch Đằng có dự báo, tiên lượng rất cao

Gửi tham luận tới hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng khẳng định: “Hơn 80 năm tuổi đời, với hơn 60 năm một lòng theo Đảng và Bác Hồ, đồng chí Trần Bạch Đằng đã thể hiện trọn vẹn là một người chiến sĩ cách mạng trung kiên. Với tư duy và khả năng phân tích sắc bén trên nhiều lĩnh vực, đồng chí đã có những đóng góp tích cực cho công tác lý luận và hoạt động thực tiễn của Đảng bộ thành phố và trong một phạm vi nhất định đến công tác lý luận của Đảng”.

Là cán bộ chính trị, đồng chí Trần Bạch Đằng đã thể hiện được tầm tư duy chiến lược. Những suy nghĩ, đề xuất của đồng chí luôn chứa đựng những gợi mở, sắc sảo, mang tính đột phá. Đó chính là bản lĩnh, tính cách Trần Bạch Đằng. Là cán bộ làm công tác tư tưởng, nhà báo, chính luận, đồng chí đã cống hiến những trang viết đặc sắc, về quan điểm, về vai trò lãnh đạo cách mạng và dân tộc của Đảng, những giải pháp trong công tác xây dựng Đảng, trong đối diện và giải quyết những thách thức của một chính đảng cầm quyền như tình trạng quan liêu, tham nhũng, tha hóa của cán bộ…

Ông Đinh La Thăng cho biết: “Phòng, chống những sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên, trong đó có thái độ kiên quyết đấu tranh với tình trạng tham ô, tham nhũng là một trong những vấn đề đồng chí Trần Bạch Đằng giành nhiều thời gian để suy nghĩ và phản ánh qua nhiều trang viết. Hơn 20 năm trước, đồng chí đã kiến nghị về việc ban hành một đạo luật phòng, chống tham nhũng làm cơ sở pháp lý hữu hiệu để ngăn ngừa và trừng trị quốc nạn này, một trong những nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ “Đạo luật chống tham nhũng - Tại sao không? Xin nói thêm: làm cho nhanh trước khi tham nhũng vô hiệu hóa đạo luật chống nó” (bài viết “Luật chống tham nhũng - tại sao không?” tháng 10 năm 1996). Gần 10 năm sau, tháng 11 năm 2005, kiến nghị này của đồng chí Trần Bạch Đằng mới trở thành hiện thực.

Điều đó cho thấy sự trăn trở, mẫn cảm với thời cuộc của một bậc cách mạng lão thành, nhất là khi toàn Đảng đang nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Dong chi Tran Bach Dang - Nguoi chien si cach mang kien trung
Các đại biểu tại hội thảo. 

Bí thư thành ủy nêu rõ: Đồng chí Trần Bạch Đằng gắn bó với Đảng bộ, Nhân dân Sài Gòn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh hầu như suốt quãng đời cách mạng của mình…

Ngay cả vấn đề gai góc mà thành phố đã và đang nỗ lực tập trung giải quyết như tình trạng ngập nước, cũng từng là trăn trở của đồng chí trong việc tìm kiếm những giải pháp khoa học từ nhiều chục năm về trước: “Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố trên kênh rạch. Tại sao không? Tại sao chỉ nghĩ đến nhà cao tầng, đường bộ? Điểm nút ở đây, chẳng những chống ngập lụt mà còn vì dân giàu, sạch và đẹp…”; kiến trúc đô thị, xây dựng công viên, phát triển mảng xanh đô thị“giữ và thêm những hàng cây bên đường, những luống hoa, những khu công viên, những vòng xoay “bỏ túi” hoa cỏ… trở thành nhiệm vụ quan trọng của thành phố, như xu thế các thành phố trên thế giới”; vấn đề giảm tai nạn giao thông“Thành phố lớn ở ta - Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - cần gấp rút hình thành nhiều thành phố vệ tinh, quy hoạch các khu dân cư hợp lý, phân tán rộng, từ nơi cư ngụ đến nơi làm việc không xa, không nhất thiết mọi dịch vụ đều gom về một khu trung tâm”...

Thực chất đó là những vấn đề mà 7 chương trình đột phá của Đảng bộ thành phố chúng ta đang quyết liệt triển khai vì một thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Ông Đinh La Thăng đúc kết: “Không quá lời khi khẳng định những ý kiến trên của đồng chí Trần Bạch Đằng mang tính dự báo, tiên lượng rất cao”.

Quyết tâm trở thành những người kế tục xứng đáng

“Cách tốt nhất để chúng ta tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân, là phải quyết tâm trở thành những người kế tục xứng đáng, không ngừng làm rạng rỡ sự nghiệp mà các bậc tiền nhân đã dày công xây dựng và vun đắp. Đó cũng là những gì mà đồng chí Trần Bạch Đằng đã kiên trì truyền lại cho chúng ta bằng cả cuộc đời tận trung với nước, tận hiếu với dân”, ông Đinh La Thăng nhấn mạnh.

Kế tục sự nghiệp vẻ vang của các thế hệ cách mạng đi trước, Nguyên Bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải khẳng định: “đội ngũ cán bộ, đảng viên Đảng bộ TP hôm nay tâm nguyện sẽ luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, hết sức, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, nỗ lực giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc của nhân dân; lấy sự cải thiện đời sống ngày càng có chất lượng hơn của nhân dân, sự hài lòng của người dân làm thước đo, phẩm chất, năng lực mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên”.

Dong chi Tran Bach Dang - Nguoi chien si cach mang kien trung
Trưởng ban tuyên giáo thành ủy TP.HCM Thân Thị Thư phát biểu đề dẫn Hội thảo

Tại hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Thân Thị Thư bày tỏ: “Các thế hệ TP hôm nay quyết tâm phát huy giá trị lịch sử những phẩm chất tốt đẹp con người Việt Nam trong thời đại mới ; nêu cao ý chí cách mạng, tự giác phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện đạo đức, kiên trì học tập, nâng cao nhận thức trình độ về nhiều mặt, tích cực hoạt động thực tiễn, đặt lợi ích của Đảng, cách mạng và nhân dân lên trên hết, dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo dám chịu trách nhiệm trong việc đẩy mạnh toàn diện đồng bộ công cuộc đổi mới, góp phần xứng đáng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.

Quỳnh Mai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI