Đến lượt cá rô, cá tra nhiễm chất cấm

19/10/2013 - 20:00

PNO - PN - Người tiêu dùng lại thêm một phen bất an khi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) kết luận tại cuộc họp giao ban về công tác quản lý vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) vừa qua: một mẫu cá rô...

Chị Nguyễn Thị Thương, tiểu thương thủy sản tại chợ Thanh Đa (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, nhiều ngày nay mặt hàng cá rô đồng bị chựng lại sau khi xuất hiện thông tin loại cá này bị nhiễm Enrofloxacin (một loại chất bị cấm sử dụng).

Den luot ca ro, ca tra nhiem chat cam

Trái ngược với tình hình tại một số chợ lẻ, việc buôn bán cá rô đồng và cá tra tại chợ đầu mối Bình Điền, nơi tập kết hầu hết các loại thủy hải sản từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ vẫn diễn ra bình thường. Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó giám đốc Công ty quản lý chợ đầu mối Bình Điền cho biết, lượng cá rô về chợ ổn định ở mức ba đến bốn tấn/ngày, cá tra khoảng 15 tấn, tình hình cung cầu chưa bị ảnh hưởng bởi thông tin chất cấm. Chợ Bình Điền vẫn thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm và việc lấy mẫu kiểm tra càng được tiến hành gắt hơn sau thông tin của Bộ, nhưng chưa phát hiện bất cứ mẫu nào bị nhiễm Enrofloxacin.

Den luot ca ro, ca tra nhiem chat cam

Cá rô đồng là mặt hàng được ưa chuộng - Ảnh: Phùng Huy

Theo ông Nguyễn Đăng Phú, để đảm bảo khách quan, các mẫu cá lấy tại chợ được gửi xét nghiệm tại Công ty cổ phần dịch vụ khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng, vì phương pháp xét nghiệm tại công ty này đồng bộ với các đơn vị thuộc Bộ, sử dụng cả phương pháp định tính, định lượng để cho ra kết quả. “Trường hợp nguồn cá hay một loại thủy sản nào đó nghi ngờ nhiễm một loại chất cấm, chợ còn yêu cầu đơn vị xét nghiệm riêng khả năng tồn dư của loại hóa chất đó”, ông Phú nói.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ nhiệm HTX cá tra Thới An (Cần Thơ) cho biết, với các loại thủy sản xuất khẩu nhiều như tôm, cá tra, nếu phát hiện tồn dư chất cấm Enrofloxacin thì không doanh nghiệp nào dám sử dụng để chế biến xuất khẩu vì việc kiểm soát chất này rất chặt. Trước đây nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ phục vụ tiêu thụ nội địa thường lạm dụng loại chất này nhưng gần đây, Enrofloxacin bị quản lý chặt hơn nên không còn sử dụng tràn lan nữa. Theo ông Hải, do cá tra và cá rô đồng thường được các hộ nuôi theo hình thức lồng, bè hay ngoài đồng... trong khi nước từ các cánh đồng lúa có thuốc bảo vệ thực vật thải ra, có thể khiến cá bị phơi nhiễm.

 Đăng Thư

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI