Đau lòng ‘công việc đầu tiên’ của một bé gái 12 tuổi

04/04/2015 - 14:58

PNO - PN – Việc các bà mẹ bán con gái làm vật mua vui cho đàn ông là một vết nhơ khó gột rửa khi Campuchia đang cùng cộng đồng thế giới nỗ lực đấu tranh chống tình trạng kinh doanh tình dục trẻ em ở nước này.

edf40wrjww2tblPage:Content

Dau long ‘cong viec dau tien’ cua mot be gai 12 tuoi

Minh họa - Ảnh: CNN

Khi Kannitha 12 tuổi, mẹ cô yêu cầu cô nhận một công việc, nhưng không phải là một việc làm bất kỳ. Kannitha lần đầu tiên được một bác sĩ khám sức khỏe, sau đó cô được cấp “giấy chứng nhận trinh tiết” xác nhận cô còn là con gái. Sau đó Kannitha được đưa đến một khách sạn và ở đó cô bị một người đàn ông hãm hiếp trong suốt hai ngày.

Năm 2013, dự án Tự do của CNN đến Campuchia theo bước nhân của nữ diễn viên Mira Sorvino, người giành giải Oscar và Đại sứ thiện chí của UNODC chống nạn buôn người, đặc biệt là tình trạng buôn bán tình dục trẻ em ở nước này.

Tại Svay Pak, một khu buôn bán tình dục trẻ em nổi tiếng ở Phnom Penh, Sorvino đã gặp Kannitha, nay đã 14 tuổi. Cô bé được tổ chức Missions Agape International (AIM), một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì trẻ em bị buôn bán và có nguy cơ bị buôn bán, giải thoát khỏi một đường dây buôn bán tình dục.

Kannitha kể lại, khi mới 12 tuổi, cô bị mẹ bán cho một người đàn ông Khmer ngoại ngũ tuần, đã có ba con. Giá bán được thỏa thuận như sau: Tiền mua trinh 1.500 USD, mặc dù cô chỉ được nhận 1.000 USD, trong đó cô phải đưa cho người đàn bà dắt mối 400 USD. Mẹ cô đã dùng số tiền còn lại để trả bớt nợ nần và mua thức ăn để nuôi cá bè, nguồn thu nhập chính của gia đình.

"Trước đó tôi không biết việc này là việc gì và hay dở thế nào, nay tôi biết nó rất không tốt đối với tôi”, Kannitha nói. Cô kể, sau khi bị người đàn ông tước đoạt trinh tiết, cô rất đau lòng. Mẹ cô cũng thương con gái, nhưng vì sinh kế vẫn gửi cô vào một nhà chứa, nơi Kannitha bị giam giữ “như tù nhân”.

Kannitha bị giữ ở đó ba ngày, mỗi ngày bị 3-6 người đàn ông dày vò. Khi cô trở về nhà, mẹ cô lại gửi cô đến “làm việc” trong hai nhà thổ khác, trong đó có một điểm cách biên giới Thái Lan 400 km. Khi biết mẹ có kế hoạch bán cô một lần nữa, lần này dự kiến dài đến sáu tháng, Kannitha nhận ra rằng cô cần phải trốn khỏi nhà.

Câu chuyện của Kannitha rất phổ biến ở khu Svay Pak, nó đã giúp Sorvino xây dựng nên bộ phim “Mỗi ngày ở Campuchia”, một bộ phim tài liệu xuất sắc, được Liên minh phụ nữ trong truyền thông (AWMF) trao giải thưởng Gracie Allen. Bộ phim nâng cao nhận thức về vấn đề buôn bán tình dục trẻ em ở Svay Pak và Campuchia nói chung, giúp gây quỹ cho AIM để xây dựng một trường học, khi hoàn thành sẽ tạo ra hy vọng cho hơn 1.000 trẻ em trong khu vực.

THANH HẢI
(Theo CNN)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI