Dàn trật bắt đàn trâu điên: Thợ săn lùa đàn trâu vào trong "trận địa" rồi giật dây bắt...

29/07/2016 - 05:51

PNO - Nhóm thợ săn cho biết sẽ dùng hàng trăm bẫy dây đặt dưới đất, lùa đàn trâu vào trong "trận địa" rồi giật dây bắt.

Ý tưởng của nhóm thợ săn được chọn

Ngày 28/7, ông Hoàng Liên Sơn - Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) cho biết, đã nhận được thông tin nhóm thợ săn vùng Cùa sẽ tiến hành vây bắt đàn trâu tấn công người dân trên địa bàn suốt gần 2 tháng qua.

Ông Sơn cho hay, ngay sau khi có chỉ đạo của lãnh đạo huyện vào giữa tháng 7/2016, xã Cam Tuyền đã lập tức vào cuộc tìm thợ săn có thể tiến hành bắt trâu nhưng rất khó vì không phải ai cũng có kinh nghiệm. Không những thế, đàn trâu lúc ẩn lúc hiện, đặc tính thất thường nên không nắm rõ quy luật.

Về nhóm thợ săn chuẩn bị tiến hành bắt đàn trâu, ông Sơn nói: "Đây là nhóm thợ săn mà lãnh đạo huyện Cam Lộ chọn, còn xã trình lên nhóm thợ săn ở huyện Triệu Phong nhưng không hiểu vì sao không được chọn".

Dan trat bat dan trau dien: Tho san lua dan trau vao trong
Đàn trâu hoang khiến người dân lo lắng khi vào rừng sản xuất.

Theo thông tin mà ông Sơn biết được, nhóm thợ săn vùng Cùa sẽ thực hiện bẫy dây. Ông Sơn miêu tả: "Chiếc bẫy được làm bằng dây thừng chắc chắn, buộc thòng lọng một đầu, để dưới đất, được ngụy trang để đàn trâu không phát hiện ra.

Sau đó, nhóm thợ săn sẽ không dùng mồi nhử mà phân công người tạo thành vòng vây rộng, lùa đàn trâu vào vùng bẫy và tiến hành giật dây, xiết chặt từng con trâu. Việc săn trâu nếu thuận lợi thì có thể diễn ra trong vòng một ngày là xong nhưng nếu như gặp sự cố, đàn trâu tinh quái thì có thể cả tháng cũng không thu được kết quả gì".

Điều này được nhiều người cho rằng rất nguy hiểm. Bởi đàn trâu này rất hung dữ, sẵn sàng tấn công người mà không sợ hãi né tránh. Cuộc xua đuổi dễ khiến cho đàn trâu kích động, càng hung dữ, trở lên khó lường hơn.

Chưa rõ ai trả tiền

Ông Sơn chia sẻ, vì đàn trâu hung dữ này chủ yếu là trâu cái, có xuất xứ từ trâu nhà được chăn thả tự do, sau đó đi lạc nên không thể tiến hành lấy "trâu cái" ra dụ như trước đó một số thương lái có góp ý. "Việc vây bắt, cách thức như thế nào đều do thợ săn quyết định. Không thấy họ nói gì đến thủ pháp dụ đàn trâu này vào bẫy mà chủ yếu là lùa chúng vào" - ông Sơn nói.

Trong khi đó, ông Lê Văn Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho biết, việc tiến hành bẫy trâu của nhóm thợ săn vùng Cùa sang đầu tuần mới thực hiện được. Nhóm thợ săn đang đi mua công cụ dây chạc, lên phương án, phân công nhiệm vụ cụ thể từng người chứ không may, trong lúc bẫy mà để xảy ra sơ xuất thì hậu quả khó lường.

Tiền công cho nhóm thợ săn sẽ được trả theo mỗi con trâu mà nhóm thợ săn bắt được, từ 3 - 5 triệu đồng/ con. Tuy nhiên, ông Sơn vẫn chưa biết được đơn vị nào sẽ đứng ra trả số tiền này. "Nhóm ở huyện Triệu Phong họ chưa nói đến chuyện chi phí, khi nào bắt được trâu thì sẽ bàn tiếp. Còn nhóm vùng Cùa do huyện chọn nên tôi không rõ chi phí như thế nào và đơn vị nào trả tiền công cho họ" - ông Sơn cho hay.

Trước đó, trong cuộc họp liên ngành huyện Cam Lộ vào giữa tháng 7/2016 đã đưa ra kết luận, số trâu bắt được sau 1 năm không ai đến nhận thì sẽ đem bán đấu giá, số tiền thu được bổ sung công quỹ.

Đoàn Văn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI