Chùa Cầu Hội An đang dần tàn tạ

28/05/2017 - 12:50

PNO - Thanh kiếm đâm lưng thủy quái đâu không thấy, chỉ thấy ván gỗ trong chùa, rồi dầm, cây chống đỡ; ngày một lún, mục, nứt te ra, vì chân người đâm xuống, vì nắng mưa bao mùa.

Truyền thuyết Nhật Bản kể, ngoài đại dương, có một loài thủy quái gọi là Mamazu; đầu của nó ở Nhật, đuôi ở Ấn Độ và lưng vắt qua khe ở Hội An. Mỗi khi thủy quái quẫy mình, nước Nhật bị động đất và Hội An không được yên ổn. Hai con khỉ và chó dựng ở hai đầu cầu của chùa, là để trấn yểm. Thầy phong thủy xem chùa như lưỡi kiếm đâm xuống lưng thủy quái, hết đường quẫy đạp lung tung, khiến Nhật  không bị động đất và Hội An cũng yên.

Chùa Càu Họi An dang dàn tàn tạ

Chùa Cầu Hội An đang dần tàn tạ

Nhưng, Nhật Bản từ trước đến giờ vẫn  động đất đều đều. Hội An từ thuở vào “hội bán buôn tuôn trào”, khi trở thành di sản văn hóa thế giới và bây giờ, có yên đâu: cò mồi, buôn bán, cướp giật, ma túy… Những thứ chợ búa, phố xá nơi khác có thì Hội An ít nhiều cũng có. Thảy cũng bình thường. Nguyện ước là thứ đặt ra để hy vọng mà sống, để con người nỗ lực để thấy mình an toàn một chút.

Tới Hội An thì phải tới Chùa Cầu ngó nghiêng, thăm thú, chụp ảnh, trải nghiệm. Thanh kiếm đâm lưng thủy quái đâu không thấy, chỉ thấy ván gỗ trong chùa, rồi dầm, cây chống đỡ; ngày một lún, mục, nứt te ra, vì chân người đâm xuống, vì nắng mưa bao mùa.

Chẳng ai đếm được từ ngày Chùa Cầu được khách thập phương lui tới, có bao nhiêu bàn chân với kích thước, giới tính, sắc màu đạp lên. Cầu hư nặng rồi. Hội thảo không biết bao lần, bao năm với tranh cãi; góc độ nào cũng là thiện chí, muốn nó là nó, dù có già nua đi, nhưng còn hấp dẫn lắm, trẻ mãi không già.

Âu lo đó là của chính quyền, giới khoa học, văn hóa và những ai tâm tình máu thịt với nó; còn mình, còn bạn, là khách, tới là “tự sướng”, có lợn cợn ý nghĩ nào về tuổi thọ, sự tàn phai của nó trong tiếng nghiến đều đều của thời gian gay gắt. Có hay không, không biết, nhưng mùa nắng nóng tới đó, ngó xuống chân cầu nước cạn trơ, nồng nặc, là dợn liền.

Chùa Càu Họi An dang dàn tàn tạ

Có bao nhiêu lý giải, đề án để giải quyết ô nhiễm Chùa Cầu. Nhưng đó là ngọn. Nước qua đây không phải tự dưng mà sinh. Nó từ thượng nguồn về. Mà nơi xa xăm ấy, theo dòng Vu Gia - Thu Bồn, thời điểm cao nhất có hơn 100 thủy điện lớn nhỏ trải từ đỉnh Ngọc Linh về, hỏi sao mà không ô nhiễm, không sạt lở, không dồn ứ màu đen đục? Chùa Cầu là Hội An - nơi chia tay với sông về  biển. Sông có tên là Hoài, cứ tạm gọi là nhớ, vậy thì bây giờ, nhớ gì? Nhớ thuở vàng son nước xanh biên biếc chẳng đổi thay dòng, nhớ không rác rến xô bồ. Ký ức xa mù rồi.

Đứng trên chùa ngó xuống, hoa đăng bồng bềnh lớn nhỏ, thuyền bè chống chèo ngược xuôi, tây, ta nghiêng mình tự sướng điện thoại… Ta như thấy con thủy quái bật cười ngạo mạn - sướng đi, hỡi con người; các người đã và đang tự biến mình thành rác. Nước, hư hại, rác, đâu chỉ là từ nguồn; mà từ biển cũng xông vào xâu xé.

Năm kia khánh thành cầu Cửa Đại to đùng. Dân vỗ tay reo hò. Xe lớn nhỏ vun vút qua cầu, mùa lũ là không ngán chia cắt nữa. Nhưng đổi lại, bao nhiêu dừa nước ngay chân cầu đã bị phá nát. Dừa nước là thứ nhảy như cóc, ném một gốc xuống, vài ba bận là mọc thành chùm, ngự trị ở đây như tre, chống sạt lở, giữ đất bao đời cho dân cuối dòng sông Hoài. Dừa bị đốn đi, đem trồng mới ngay họng nước đổ ra biển.

Chùa Càu Họi An dang dàn tàn tạ

Nước lũ về phố cổ sẽ không có đường thoát, dồn ứ; lúc đó la làng chạy lụt cũng không kịp. Mà thủy quái vốn bị đâm rồi, chết sao không biết. Nó nằm dưới nước, ngó lên chùa là tai mắt của người. Gỗ sắt ngâm nước, long ra, mục đi, lắc lư,  than thở.

Nhớ đôi mắt lo sợ và cay đắng của vị cựu bí thư Hội An nhìn tôi và thốt lên khi tình cờ luận bàn chuyện đó. Lại nghĩ lung tung, sao cây dừa bị đốn, không được trồng mới bài bản giống như cây mắm, cây đước ngăn mặn, xâm thực, chống lở đất ở đồng bằng sông Cửu Long.

Loại cây “thần thánh” ấy mọc tự nhiên, như thứ gia ân trân quý mà trời đã ban cho những nông dân châu thổ. Con mắm, con cá từ đó; hạt lúa cũng từ đó - sinh từ phù sa trĩu nặng, nuôi nấng bao lớp người. Con người ham hố, bội phản, chụp giựt, trực tiếp và gián tiếp bứng sạch nó đi, để rước điêu tàn về.

Nhớ câu thơ “đêm phương nam nằm nghe đất lở”, hình dung người đàn ông trở mình trên võng, liếp dừa nước xác xơ mưa nắng đủ lọt tiếng ì oạp như nhát ma ngoài sông vắng, sau mỗi nhịp mà một thớ đất rơi xuống.

Chùa Càu Họi An dang dàn tàn tạ

Cái trở mình mất dạng đớn đau của đất là nhát chém linh hồn của đứa con bị chính đất cha ông chối từ. Mất cây bần cây mắm, là linh hồn bị tước đoạt, cưỡng chiếm, mà chẳng phải tự dưng là có. Trách ai bây giờ, ông trời đâu có rảnh mà lúc nào cũng rước tiếng than “trời ơi”.

Chỉ một cơn bão, một trận lụt lớn; tất cả sẽ bị xóa sạch. Không ngăn nổi mình giương máy ảnh lên lần nữa nhìn Chùa Cầu. Ghi lại khoảnh khắc cuối cùng à? Cũng có thể. Đừng tưởng cái gì cũng bất biến, trường tồn. “Tự sướng” đi! Con người bao giờ cũng là con vật mau quên và vô tình nhất. Chỉ có thủy quái dưới kia không thèm quẫy, bởi đã có người làm thay nó. 

Trung Việt

Từ khóa cba
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI