Cha mẹ đốt tiền cho con học thành công, lãnh đạo: Ai thất bại?

28/04/2016 - 07:06

PNO - Con cái luôn là "ngôi sao" trong đôi mắt của ba mẹ. Điều này càng rõ nét hơn khi các em bước vào tuổi đi học.

Ước mơ làm lãnh đạo đè nặng lên vai con

Những người con luôn là "ngôi sao" trong đôi mắt của ba mẹ. Điều này càng rõ nét hơn khi các em bước vào tuổi đi học. Và bất cứ ở nơi đâu thành phố hay nông thôn thì những người con này "ngột thở" trước những áp đặt và kỳ vọng to lớn của ba mẹ mình.

Chị Nguyễn Thị H. (bán đậu ở khu chợ Hà Đông) ngoài việc thuê 3 gia sư (Toán, tiếng Việt, Anh) cho con 2 cậu con trai kín 6 ngày/tuần. Ngày còn lại cuối cùng của tuần, 2 cậu bé lại "chĩu" balô tham gia các khóa học Tôi tài giỏi, Bé thông minh...

Cha me  dot tien cho con hoc thanh cong, lanh dao: Ai that bai?
Hình ảnh minh họa.

Chị H. bày tỏ: "Đời anh chị đã khổ lắm vì không lo học, thấy con cái có chút năng khiếu, nhanh mồm mau miệng... nên phải đầu tư ngay. Bố mẹ vất vả chút nhưng tương lai biết đâu nó lại làm sếp lại thì có phải cả gia đình được nhờ không?" - chị H. cười lớn, ánh mắt đầy hi vọng.

Hay trường hợp tương tự xảy ra với vợ chồng chị Hoàng Thị Ng. (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) làm quần quật với số tiền trồng hoa màu, đồng áng được bao nhiêu tiền "vét hết" cho con gái ăn học.

Dù gia đình điều kiện không dư giả, bố mẹ chắt chiu đừng bữa ăn tạm rau, đậu nhưng chị: "dám đầu tư cho con gái mình hết khóa học này đến khóa học kia với mong muốn con nhanh nhẹn, thông minh và sau khi ra trường dễ làm lãnh đạo,... vì hàng xóm ở đây ai cũng đầu tư như thế".

Anh Lê Văn C. (bán cá khu vực Pháo Đài Láng) bày tỏ quan điểm "Bây giờ người ta hơn nhau ở tấm con. Con cái phải giỏi. Nhà ai mà có con học giỏi thì được ngưỡng mộ lắm. Cả đời bố mẹ lao tâm khổ tứ suy cho cùng là mong có một đứa con thành công thôi mà".

Và hàng nghìn học sinh ngày ngày học trên trường, tối về gia sư, cuối tuần tham gia các khóa học theo phong trào, không còn nổi chút thời gian để chơi đùa, con cái bị "mắc kẹt" trong ước mơ của cha mẹ.

Lướt qua những trang mạng xã hội ta không khó để bắt gặp những dòng chia sẻ bức bối của các em học sinh. Có bạn thốt lên rằng "Xin bố mẹ đừng ảo tưởng về con, con chỉ được đến đó thôi" hay "Mình đã bỏ học 2 ngày rồi, để cho bố mẹ biết là mình cần phải thở chứ không phải lúc nào cũng học, học, học".

Thậm chí, có em còn than thở dở khóc dở cười trong ước mơ của bố mẹ: "Sắp đến kỳ thi học sinh giỏi rồi, mình sẽ chết mất nếu không đạt thành tích gì".

Trung tâm luyện "con tài giỏi" tràn lan mời gọi...

Đáp ứng kỳ vọng và mong mỏi con trở thành nhân tố đặc biệt vượt ra khỏi bản chất vốn có, nhiều cha mẹ đã không ngại ngần cho con tham gia các khóa học rèn luyện tư duy, tính cách, tình cảm... dù thời gian học kín mít.

Nắm đúng điểm yếu của cha mẹ, hàng loạt những trung tâm (trường học) dạy kỹ năng mềm được mở ra. Theo như chia sẻ của các trung tâm chúng tôi khảo sát, hầu hết số lượng học sinh hiện tại của các trung tâm trong khoảng trên dưới 500 học sinh và đây là những con số không hề nhỏ.

Vào vai phụ huynh gọi điện xin tư vấn đặt lớp cho cho tại trường đào tạo kỹ năng mềm WW (một trung tâm tại Cầu Giấy, Hà Nội) chúng tôi được tư vấn một cách kỹ lưỡng và đầy hấp dẫn.

Cha me  dot tien cho con hoc thanh cong, lanh dao: Ai that bai?
Hình ảnh minh họa.

"Để xem con phù hợp với chương trình nào của WWthì sẽ phụ thuộc vào bài test của bạn, các bé phải trải qua một bài test trực tiếp với chuyên gia tâm lý. Phần này chuyên gia sẽ phân giải tính cách của con ra 2 phần: Phần ưu điểm và phần nhược điểm... từ đó lên phác đồ phù hợp nhấy với con làm sao giúp con bứt phá ưu cá nhân của mình và khắc phục các nhược điểm trong tính cách của bạn. Điểm Bài test này sẽ hoàn toàn miễn phí".

Khi được hỏi mức độ thành công của khóa học thì người tư vấn trần tình "Ở đây có rất nhiều chương trình trải nghiệm thực tế giúp con trưởng thành, cháu sẽ được rèn luyện liên tục trong các buổi học vì thế".

Về thông tin chắc chắn các trường hợp các cháu ra ngoài đời sẽ thành công hơn thì liệu có đúng như cam kết đó không? người tư vấn viên một mực khẳng định: "Nhà trường sẽ có cam kết bằng văn bản cho các mẹ ạ".

Thế nhưng thực ra ai cũng thành công như thế thì ai sẽ thất bại? "Thành công hay không còn phụ thuộc trong quá trình bé ở nhà tương tác với bố mẹ nữa không hoàn toàn khi bố mẹ cho con đi học ở đây là quá phó mặc phụ thuộc vào nhà trường. Thành công ở đây cũng là mức độ, sự tương tác tuyệt đối giữa cả bố mẹ, nhà trường đối với con chứ không phải từ phía nhà trường", người tư vấn phân giải.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI