Cà Mau quyết định đưa nước mặn vào vùng ngọt để giảm sụt lún

20/03/2020 - 19:11

PNO - Để giảm thiểu thiệt hại do sụt lún đường phòng hộ, tỉnh Cà Mau đã tiến hành bơm sình và nước từ biển vào kênh thủy lợi trong đê biển Tây.

Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau vừa cho biết, hơn 4km đường phòng hộ đê biển Tây có nguy cơ tiếp tục sụt lún. Để giảm thiểu thiệt hại, các đơn vị chức năng đang tiến hành bơm sình và nước từ biển vào kênh thủy lợi trong đê.

Tỉnh Cà Mau đang triển khai phương án đưa nước mặn và sình vào kênh trong đê biển Tây
Tỉnh Cà Mau quyết định đưa nước mặn và sình vào kênh trong đê biển Tây

Như Báo Phụ Nữ TPHCM đã thông tin, vào sáng ngày 19/3, tuyến đường phòng hộ đê biển Tây đoạn Kênh Mới - Đá Bạc (thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) có hiện tượng sụt lún dài khoảng 30 mét, với độ sâu khoảng 10cm. Trước đó, vào ngày 18/2, đoạn đường này đã bị sụt lún nghiêm trọng với chiều dài khoảng 100 mét (gồm toàn bộ mặt đường 5,5 mét và lề đường mỗi bên 0,5 mét). Độ lún sâu trung bình khoảng 2 mét. Đến ngày 23/2, vị trí đã bị sụt lún tiếp tục kéo dài thêm hơn 90 mét.

as

Trước đó, tuyến đường phòng hộ đê biển Tây của tỉnh Cà Mau đã bị sụt lún nghiêm trọng

Hiện đoạn đường vẫn còn nhiều vết nứt nẻ kéo dài và có nguy cơ tiếp tục sụt lún toàn đoạn Kênh Mới - Đá Bạc, với chiều dài trên 4km.

“Chúng tôi đang bơm sình và nước mặn ngoài biển vào kênh thủy lợi ven đê nhằm tạo lực phản áp. Bơm vào có giới hạn, làm sao cách mặt đất ruộng của người dân ít nhất 1 mét để đảm bảo không ảnh hưởng sản xuất”, ông Nguyễn Long Hoai - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau thông tin.

Dự án nâng cấp đê biển Tây từ Tiểu Dừa (giáp ranh với tỉnh Kiên Giang) đến Cái Đôi Vàm dài trên 72km, nguồn vốn đầu tư trên 1.600 tỉ đồng. Đoạn bị sụt lún đưa vào sử dụng khoảng cuối năm 2018 và còn trong thời gian bảo hành.

Thái Bình

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI