Băng tan kỷ lục, các nhà khoa học gọi đó là 'lời cảnh báo đáng sợ' từ thiên nhiên

21/08/2019 - 14:03

PNO - Chỉ trong một ngày, 12.5 tỉ tấn băng ở Greenland tan chảy. Với sự nóng lên từng ngày của trái đất, các nhà khoa học cho rằng thời điểm nhiều vùng đất ngập trong nước biển không còn xa.

Theo Reuters, vào 2/8 - một trong những ngày nắng nóng nhất của mùa hè, người dân địa phương ở ngôi làng nhỏ Kulusuk, Greenland nghe thấy những tiếng nổ được bật ra từ tảng băng lớn, ước tính kích cỡ tảng băng bằng một sân bóng đá.

Trong ngày nắng kỷ lục này, Greenland đã mất 12,5 tỉ tấn băng - con số lớn nhất trong lịch sử đo được. Khối lượng băng khổng lồ tan chảy được xem là một lời nhắc nhở nghiêm khắc về cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu.

Tại Kulusuk, địa điểm diễn ra chương trình Đại dương xanh tan chảy (Oceans Melting Greenland - OMG) của NASA. Các nhà khoa học OMG đã đi đến hòn đảo lớn nhất thế giới trong năm nay sau khi nhiệt độ tăng cao kỷ lục ở Mỹ và một số nước châu Âu, gây ra hiện tượng băng tan hàng loạt.

Bang tan ky luc, cac nha khoa hoc goi do la 'loi canh bao dang so' tu thien nhien
 

Nhà hải dương học Josh Willis của NASA và nhóm của ông đang điều tra về hiện tượng băng tan không chỉ do nhiệt độ không khí mà bởi sự nóng lên của đại dương đang tác động từ bên dưới.

Từ trên máy bay, nhóm các nhà nghiên cứu đã thả các dụng cụ thăm dò đặc biệt qua tầng băng để ghi nhận nhiệt độ và độ mặn. Các thông số này sẽ giúp nhóm OMG có thể vẽ được mức nước biển sẽ tăng và ý nghĩa của chúng đối với nhân loại trong tương lai.

"Có đủ băng ở Greenland để tăng mực nước biển thêm 7,5m. Điều đó cho thấy một khối lượng băng khổng lồ sẽ tàn phá các bờ biển trên khắp hành tinh. Chúng ta nên di chuyển khỏi bờ biển vì khoảng từ 1 đến 2 thế kỷ tới, nhiều mét bờ biển sẽ bị biến mất", Willis nói.

Bang tan ky luc, cac nha khoa hoc goi do la 'loi canh bao dang so' tu thien nhien
Hồ nước xuất hiện bất ngờ ngay giữa dòng sông băng

NASA đã đưa phóng viên của CNN lên một chuyến bay qua Helheim - một trong những sông băng lớn nhất tại Greenland. Khi máy bay đến gần Helheim, các nhà khoa học phát hiện ra một hồ nước không có băng ngay giữa sông băng. Đây là điều hiếm thấy.

"Rất hiếm ở bất cứ nơi nào trên hành tinh khi di chuyển ở khoảng cách 700m nhưng không có sự thay đổi nhiệt độ. Thông thường, chúng ta thấy nước lạnh hơn khi ở độ cao hơn trăm mét, nhưng ngay tại sông băng, nhiệt độ nước ấm lên liên tục", nhà khoa học Ian Fentyoi nói.

Nhà hải dương học Josh Willis nói thêm: "Hiện tượng Greenland tác động đến tất cả các hành tinh. Một tỷ tấn băng bị mất ở đây làm tăng mực nước biển ở Úc, ở Đông Nam Á, ở Hoa Kỳ, ở châu Âu vì tất cả chúng ta được kết nối bởi cùng một đại dương".

Minh Tú (Theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI