10 loại rau thảo mộc không thể thiếu trong vườn nhà bạn

20/10/2022 - 11:44

PNO - Nếu được tưới nước đầy đủ (hay mưa), các loại thảo dược như tía tô, dấp cá, húng lủi... đều có thể tự lên tươi tốt.

Các loại rau gia vị hay thảo mộc của Việt Nam đều có khả năng sinh trưởng tốt ở thời tiết khô hạn, đất ít dinh dưỡng. Không chỉ vậy, với khả năng đâm chồi từ nhánh (húng lũi), rễ (dấp cá); rơi hạt tự lên (tía tô, hương nhu, ngãi cứu), các loại rau gia vị được xem là bạn tốt của người làm vườn - chỉ cần trồng một lần, thu hoạch nhiều năm.

Dưới đây là các loại rau gia vị/thảo dược bạn có thể xem xét trồng trong khu vườn/ban công hay trong nhà để tiết kiệm chi phí quanh năm:

Lá tía tô từ lâu đã là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt. Ngoài công dụng chính là nấu ăn thì loài cây này còn được biết đến là một loại thảo dược chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng tuyệt vời của loại lá cây này nhé.    Phương pháp làm trắng da bằng cách tắm với nước lá tía tô được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng. Họ hay dùng lá cây tươi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Trong lúc tắm thì lấy bã chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng là làn da sẽ trở nên mịn màng và trắng sáng hơn rất nhiều.   Tía tô có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên không phải ai cũng dùng được. Những người có cơ địa mồ hôi bị cảm nóng thì không nên dùng lá tía tô. Nếu không thì sẽ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, táo bón. Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện khác thường khi tía tô thì hãy dừng lại ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Phụ nữ có thai nếu muốn dùng lá tía tô thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Lá tía tô từ lâu đã là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài sử dụng như một loại rau gia vị, loài cây này còn được biết đến là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Tía tô có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện khô hạn, tuy nhiên, nếu bạn tưới nước đầy đủ, cây sẽ phát triển nhanh vượt bậc. Sau khi trồng khoảng 3 tháng, cây sẽ ra hoa và đến tháng thứ 4, bạn sẽ phát hiện có khá nhiều cây tía tô con trong vườn hay trong chậu.

 

Húng tây, còn được gọi là húng quế tây, húng quế lá to hay đại húng, là một loại rau thơm thuộc họ Hoa môi. Húng tây là loài bản địa của vùng nhiệt đới từ Trung Phi cho tới Đông Nam Á. Nó là loại cây khó sống khi gặp điều kiện bất lợi, và được dùng trong nhiều nền ẩm thực trên toàn thế giới. Wikipedia
Trái với tía tô, rau quế lại là loại cây ưa nước, cần nước để sinh trưởng và phát triển tốt. Vì thế, để cây phát triển tốt, bạn cần cung cấp nước và ánh sáng. Thời gian để một cây rau quế sinh trường và phát triển đến khi cho hoa khoảng 6 tháng. Nghĩa là đến tháng thứ 7, bạn sẽ có nhiều cây quế con trong vườn. 

 

Đối với nhiều người, rau diếp cá không dễ dàng khi ăn mà thậm chí còn gây cho người ăn cảm giác khó chịu vì mùi tanh của nó. Tuy nhiên, rau diếp cá đã được các chuyên gia tìm thấy có nhiều lợi ích cho sức khỏe như: tăng cường hệ miễn dịch, trị mụn trứng cá, cải thiện hoạt động của đường hô hấp... Vậy sử dụng rau diếp cá như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài viết này sẽ cung cấp thêm những thông tin này.
Đối với nhiều người, rau diếp cá (dấp cá) không dễ ăn vì mùi tanh của nó. Tuy nhiên, rau diếp cá đã được các chuyên gia tìm thấy có nhiều lợi ích cho sức khỏe như: tăng cường hệ miễn dịch, trị mụn trứng cá, cải thiện hoạt động của đường hô hấp... Rau diếp cá dễ trồng và có khả năng sinh trưởng mạnh trong điều kiện khô hạn, đất thiếu dưỡng chất... Tuy nhiên, cũng như nhiều loại rau khác, muốn thu hoạch nhanh, nhiều lần, thu hoạch quanh năm, bạn cần cung cấp đủ dưỡng chất và độ ẩm để cây phát triển.

 

Oregano thực ra là loại rau thơm rất quen thuộc mà dân gian thường gọi là rau kinh giới cay - cây thảo mộc lâu năm thuộc họ bạc hà. Chúng là loại lá nhỏ, thuôn nhọn, mềm, mịn, bên trên bề mặt phủ một lớp lông tơ.  Đây là loài cây rất dễ trồng, thích hợp với nhiều kiểu khí hậu, chỉ cần là nơi khô ráo và có ánh mặt trời là chúng có thể phát triển tốt, nên hoàn toàn có thể trồng ở Việt Nam.  Vì vậy, bạn cũng có thể tự trồng cây oregano ngay tại nhà, vừa đảm bảo an toàn, lại tiện lợi có thể sử dụng ngay khi cần.
Rau kinh giới có lá nhỏ, thuôn nhọn, mềm, mịn, bên trên bề mặt phủ một lớp lông tơ. Đây là loài cây chỉ cần là nơi khô ráo và có ánh mặt trời là chúng có thể phát triển tốt. Cây kinh giới có thể phát triển lớn và tàng rộng, bạn cần cắt ăn thường xuyên để cây nảy nhánh mới, không bị già, cỗi.

 

Ngải cứu vừa là cây rau vừa là cây thuốc thường thấy trong vườn của nhiều gia đình ở Việt Nam, với cách sử dụng đơn giản, hiệu quả mà chi phí thấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng của loại cây này. Ăn rau ngải cứu có tác dụng gì, ăn rau ngải cứu có tốt không?  1. Đặc điểm của cây ngải cứu Ngải cứu là cây trồng khá quen thuộc với người dân Việt Nam, nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc cũng như món ăn hằng ngày. Ngải cứu có tên gọi khác ngải diệp, thuốc cứu tuy nhiên tên gọi này phổ biến ở miền Nam hơn.  Cây ngải cứu có chiều cao từ 0.4 - 1m, trong lá có tinh dầu, cây phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi, Alaska và Bắc Mỹ.Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng sử dụng cây ngải cứu, ở một số vùng cho rằng cây ngải cứu là cây cỏ xâm lấn, cần phải diệt trừ.
Ngải cứu vừa là cây rau vừa là cây thuốc thường thấy trong vườn của nhiều gia đình Việt. Trong ẩm thực, loại lá này xuất hiện nhiều hơn trong các món ngon miền Bắc (ngãi cứu chiên trứng, gà tần ngải cứu...). Rau ngãi cứu có khả năng sinh trưởng ở vùng đất khô cằn, nhưng nếu bạn trồng loại cây này trong vườn, không chăm bón thì vào những tháng nắng nóng, cây có thể bị lụi tàn. Bù lại, khi những trận mưa đầu mùa bắt đầu, những cây ngãi cứu con sẽ nhanh chóng mọc lên và phủ xanh khu vườn.

 

òn húng lủi có tên khoa học là Mentha Aquatica. Hai loại rau này tuy có đặc điểm bên ngoài khá giống nhau nhưng có công dụng và mùi vị hoàn toàn khác nhau.
Húng lủi có tên khoa học là Mentha Aquatica. Đây là loại gia vị có hương thơm và thường bị nhầm lẫn với bạc hà. Bạn có thể trồng húng lũi bằng thân hay rễ. Nếu được chăm sóc tốt, cây sẽ phát triển khá nhanh và liên tục lên cây con.

 

Cây rau tần dày lá có tên khoa học là Plectranthus Amboinicus. Tên thường gọi là cây húng chanh, lá tần dày, dương tửu tô, rau thơm lông hoặc rau thơm lùn. Đây là một loại cây thân thảo cùng họ với húng quế, bạc hà, kinh giới, xô thơm, hương thảo và húng tây.  Tần dày lá sẽ là phương thuốc hữu hiệu chữa ho, đau rát cổ họng, viêm xoang tại nhà hiệu quả. Hoạt chất bên trong lá húng chanh tương tự một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn tốt, loại bỏ chất nhầy, đờm và các tác nhân gây viêm nhiễm vòm họng.  Thái nhỏ lá rau tần tươi đã được rửa sạch, thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cất thủy, sau đó vắt lấy nước uống. Còn bã lá rau tần có thể ăn hoặc ngậm nuốt cùng với nước. Mỗi ngày sử
Cây rau tần dày lá hay còn gọi là húng chanh, lá tần dày, dương tửu tô, rau thơm lông hoặc rau thơm lùn. Loại cây này được xem là phương thuốc hữu hiệu chữa ho, đau rát cổ họng, viêm xoang tại nhà. Tần dày lá sinh trưởng tốt nhất trong môi trường bóng râm và khi được cấp ẩm đầy đủ.

 

Rau răm là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực Đông Nam Á.  Rau răm là một loại rau thơm rất phổ biến được dùng nhiều trong các món ăn của người Việt. Loại rau này có vị hơi cay và nồng cùng với mùi hắc và tính ẩm.  Rau răm thường được sử dụng để khử mùi tanh trong các món ăn và được sử dụng ăn kèm với trứng vịt lộn, các món ăn nấu từ con trai, các món gỏi trộn, bánh cuốn,... để góp phần đem lại hương vị đặc biệt cho món ăn.
Rau răm có vị hơi cay và nồng cùng với mùi hắc. Loại rau này thường được sử dụng để khử mùi tanh trong các món ăn và được sử dụng ăn kèm với trứng vịt lộn, các món gỏi trộn, bánh cuốn,... Rau răm có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khô hạn, đất ít dinh dưỡng.

 

Sả Sả hay còn gọi là cỏ sả, sả chanh, lá sả, hương mao. Tên khoa học Cymbopogon Citratus Stapf. Thuộc họ lúa  Cây hiện được trồng đại trà ở nước ta. Cây cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống.  Sả có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt heo cho thơm, nấu thịt chó, làm dưa ăn,…  Lá sả có thể nấu nước để gội đầu. Ngoài ra, có thể chiết xuất cây sả để lấy chất tinh dầu citral và geraniol.
Sả có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt heo cho thơm, nấu thịt chó, làm dưa ăn,… Lá sả có thể nấu nước để gội đầu. Ngoài ra, có thể chiết xuất cây sả để lấy chất tinh dầu. Trong hai năm COVID-19, đây là loại cây được "săn đó" nhiều nhất với mục đích phòng và trị COVID-19 (xông ngừa và xông trị).

 

Lá mơ Lá mơ hay còn gọi là Mơ tam thể, lá thúi địch, mơ tròn, ngưu bì đống, mơ leo, dây mơ lông, có Tên khoa học Paederia tomentosa, thuộc họ cà phê.  Cây lá mơ thuộc dạng thân leo, dễ phát triển. Cây có lá hình trứng, mọc đối, một đầu nhọn, màu tím nhạt ở mặt dưới và màu xanh ở mặt trên. Ở giữa lá có đường gân nổi rõ được bao phủ bằng một lớp lông mịn ở trên.  Toàn thân cây khi vò nát sẽ bốc mùi hơi khó chịu. Lá mơ lông được sử dụng phổ biến như một loại rau ăn kèm với nhiều món ăn như: thịt chó, gỏi, cá, nem thính,…
Lá mơ hay còn gọi là mơ tam thể, lá thúi địch, mơ tròn, ngưu bì đống, mơ leo, dây mơ lông... thuộc dạng thân leo, dễ phát triển. Toàn thân cây khi vò nát sẽ bốc mùi hơi khó chịu. Lá mơ lông được sử dụng phổ biến như một loại rau ăn kèm với nhiều món ăn như gỏi, cá, nem thính,…

An Lâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI