Xúc tiến thành lập Hiệp hội tôm hùm Việt Nam

31/03/2014 - 22:52

PNO - PNO - Tại Diễn đàn @ nông nghiệp với chủ đề “Quản lý và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh Duyên hải miền Trung” diễn ra tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vào sáng 31/3 trong khuôn khổ Festival Thủy sản Việt Nam 2014, thứ...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Hiện nay, trong lĩnh vực nuôi trồng tủy sản (NTTS), nghề nuôi tôm hùm nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngành chức năng. Tôm hùm giống lẫn thức ăn đều phụ thuộc vào tự nhiên, người nuôi tôm gánh chịu nhiều rủi ro và môi trường bị ô nhiễm.

Ông Phạm Văn Tỏa (1975) ở thôn Xuân Thành, phường Xuân Thạnh, thị xã Sông Cầu (Phú Yên), người có thâm niên 12 năm trong nghề nuôi tôm hùm lồng thương phẩm, hiện đang sở hữu 3.000 con tôm nuôi trong 50 lồng bè, nói: “Tôm hùm từ tự nhiên, người nuôi mua thường gặp con giống bị chết ngay sau khi thả nuôi. Lượng tôm giống hao hụt sau khi thả rất nhiều, từ 20 -50%, trong khi giá rất cao, từ 150.000đ-350.000 đ/con”.

Xuc tien thanh lap Hiep hoi tom hum Viet Nam

Nuôi tôm hùm lồng ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Theo điều tra, nghiên cứu của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tôm hùm bông nuôi lồng ở các tỉnh duyên hải miền Trung thường gặp các bệnh lý như: trắng râu, long đầu, đầu to, đỏ thân, đen mang… Tôm hùm bị đỏ thân thường chỉ sống được từ 3-7 ngày sau khi phát bệnh. Bệnh này xuất hiện ở mọi kích cỡ tôm giống từ 30-1.200 g/con.

Đầu năm 2012, bệnh sữa tấn công ,người nuôi tôm hùm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa mất hàng trăm tỉ đồng. Trong đó, riêng Phú Yên có hơn 7.550 lồng/24.200 lồng nuôi tôm hùm từ 6-10 tháng tuổi bị bệnh chết, tổng cộng 500.000 con, thiệt hại khoảng hơn 200 tỉ đồng. Tại Khánh Hòa, dịch bệnh sữa làm tổn thất hơn 100 tỉ đồng.

Thạc sĩ Phạm Khánh Ly - Phó Vụ trưởng Vụ NTTS (Tổng cục thủy sản) - chia sẻ: “Vấn đề khó khăn của nuôi tôm hùm là con giống và nguồn thức ăn. Cả hai đều phụ thuộc vào tự nhiên, khả năng kiểm soát dịch bệnh rất thấp. Để ngăn ngừa bệnh, đặc biệt bệnh sữa, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đưa ra phác đồ điều trị cho tôm hùm và tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ nuôi tôm hùm trong khu vực”.

Thống kê năm 2013, cả nước có 49.000 lồng nuôi tôm hùm, trong đó Phú Yên có 29.000 lồng, Khánh Hòa 19.000 lồng… Các tỉnh trong khu vực duyên hải miền Trung chưa có quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm hùm. Vùng được quy hoạch thì mật độ gia tăng phá vỡ quy hoạch. Nguồn thức ăn tươi làm ô nhiễm môi trường, dịch bệnh gia tăng.

Tiến sĩ Võ Văn Nha - Viện Nghiên cứu NTTS III, khuyến cáo: “Để kiểm soát con giống, cần phải có quy hoạch nuôi tôm, bảo tồn tôm mang trứng, sơ chế nguồn thức ăn tươi trước khi thả xuống lồng, giảm ô nhiễm môi trường. Qua thử nghiệm, nguồn thức ăn tươi từ cá nước ngọt có thể thay thế cho thức ăn tươi là các loài cá, nhuyễn thể nước mặn hiện nay”.

Tham gia diễn đàn, ngoài nhà chuyên môn, lãnh đạo Bộ, ban ngành liên quan đến thủy sản còn có 190 ngư dân nuôi tôm hùm. Hơn 100 ý kiến của chính người nuôi tôm đã được các chuyên gia giải đáp.

Nuôi tôm hùm hiện nay tập trung nhiều nhất ở Khánh Hòa, Phú Yên và số ít tại Bình Định. Việc chưa chủ động nguồn giống, thức ăn… khiến nghề nuôi tôm hùm còn tự do, tự phát, gặp nhiều rủi ro. “Phát triển nuôi tôm hùm thương phẩm thành một nghề thế mạnh cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ là điều cần thiết. Tuy nhiên, trước thực trạng nuôi tôm hùm thương phẩm hiện nay, cần có những giải pháp về quản lý nhà nước và kỹ thuật, hỗ trợ cho người nuôi”, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định.

Theo thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, để có cơ sở pháp lý, bảo đảm quyền lợi cho người nuôi tôm, tạo đầu mối quản lý nhà nước, liên kết khoa học và đấu tranh thương mại, cần thiết thành lập Hiệp hội tôm hùm”.

DỊU DỊU

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI