PNO - Sáng 16/2 (mùng 7 Tết Giáp Thìn), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tổ chức lễ Hạ nêu và Khai ấn cung chúc tân xuân tại Thế Miếu và điện Long An.
![]() |
![]() |
Theo đúng nghi thức xưa, lễ hạ nêu được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tái hiện trang trọng, bao gồm các phần như: cúng nêu, nhạc lễ và tiến hành hạ cây nêu đã được dựng trước Tết Nguyên đán ở Triệu Miếu và Thế Miếu. |
![]() |
Sau lễ hạ nêu là phần khai ấn cung chúc tân xuân. Đây là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị. |
![]() |
![]() |
Tại lễ khai ấn, ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế dùng kim ấn đóng vào các bức thư pháp có viết những chữ: Phúc, Lộc, Thọ, Đạt, Cát tường, Bình an… tặng cho du khách như lời chúc những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến trong năm mới. |
![]() |
![]() |
![]() |
Sau khi được lấy xuống từ ngọn cây nêu, chiếc kim ấn (phục chế) với bốn chữ “Phú - Thọ - Khang - Ninh” (mang ý nghĩa giàu sang, sống lâu, khỏe mạnh và bình yên) đã được dùng đóng vào các bức thư pháp có viết những chữ được nhiều người mong cầu về sự hanh thông, may mắn, hạnh phúc, thành đạt, thuận lợi trong công việc, làm ăn, cuộc sống như “phúc, lộc, thọ, cát tường, bình an”. |
![]() |
![]() |
Đây là những thông điệp, lời chúc về bao điều tốt đẹp, an lành, may mắn, hanh thông sẽ đến trong năm mới đối với du khách, người dân khi vào hoàng cung ở Huế xin chữ trong ngày đầu năm tổ chức nghi lễ hạ nêu, khai ấn. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nhiều du khách rất thích thú với hoạt động văn hóa lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Hoàng Cung Huế, và họ đã cùng lãnh đạo đơn vị quản lý di tích chụp lại những bức ảnh kỷ niệm cho dịp đầu năm Giáp Thìn 2024. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Hành trình thống nhất không chỉ là một bộ phim tài liệu mà còn là cuộc trò chuyện đầy cảm xúc giữa những con người từng ở 2 đầu chiến tuyến.
Những đổi thay của “hòn ngọc Viễn Đông” được nhìn thấy qua những trang tư liệu/hình ảnh từ các cuốn sách vừa được nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM phát hành.
Thành Đoàn TPHCM tổ chức chương trình nghệ thuật "Hát cùng Thành phố trẻ" chào mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Lâu lắm mới thấy lại cái không khí đặc trưng miền châu thổ, trong “Truyện Tây du nơi xóm Lá” của nhà văn Ngô Khắc Tài.
Vào lúc 21g20, hôm nay, 30/4/2025, buổi biểu diễn drone kỷ lục diễn ra tại công viên bờ sông Sài Gòn (TP Thủ Đức).
Nhiều nghệ sĩ cảm thấy tự hào khi góp mặt trong các tác phẩm đề tài truyền thống cách mạng.
Gần 2.800 nhà sáng tạo nội dung quốc tế vừa được bổ nhiệm nhằm lan tỏa văn hóa và hình ảnh Hàn Quốc
Trong năm 1975 “Tổ quốc thống nhất, non sông liền một dải”, có những văn nghệ sĩ đã được sinh ra trong dấu mốc đặc biệt thiêng liêng này...
"Mùa Xuân thống nhất" là chương trình nghệ thuật chính luận có quy mô lớn bậc nhất do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Các nghệ sĩ/nhà văn trẻ đã, đang và sẽ luôn sẵn sàng nỗ lực sáng tạo và cống hiến các tác phẩm có ý nghĩa dành cho công chúng, bạn đọc.
"Cửu Long Giang khói lửa - Ký họa và thơ" là tập sách gồm tranh ký họa và thơ viết từ chiến trường miền Tây Nam Bộ thời kháng chiến chống Mỹ.
Bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng luôn vang lên trong những ngày vui của đất nước.
Theo thông tin từ Sở Nội vụ TPHCM, Giải thưởng Sáng tạo TPHCM năm nay thu hút 292 sản phẩm dự thi đến từ 7 lĩnh vực...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc vừa công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hoạt hình
Lĩnh vực 4 nhận được 48 hồ sơ, sản phẩm dự thi Giải thưởng Sáng tạo TPHCM lần 4, năm 2025.
TPHCM đặc biệt quan tâm đầu tư các thiết chế, cơ sở hạ tầng văn hóa.
TPHCM triển lãm ảnh “Đại thắng mùa Xuân 1975 với Kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam” và “Tự hào một dải biên cương”.
Giải thưởng nhằm kịp thời phát hiện, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có sản phẩm sáng tạo đóng góp tích cực cho sự phát triển của TPHCM...