Đạo diễn Tuấn Lê: 'Thiếu tính hệ thống, logic về kinh doanh, nhiều tác phẩm không đi được dài”

26/02/2019 - 19:00

PNO - Đầu tư không biết bao nhiêu thời gian, tiền bạc và tâm huyết, nhưng đa số tác phẩm nghệ thuật ở ta chỉ sáng đèn một - hai suất diễn.

Phóng viên: So với nhiều tác phẩm trong nước, Làng tôi, À ố show… đã đi một hành trình dài, qua nhiều nước, nhiều năm. Theo anh, vì sao?

Đạo diễn Tuấn Lê: Việt Nam là một thị trường tiềm năng để xây dựng hệ thống nghệ thuật (bao gồm hệ thống tác phẩm và hệ thống sản xuất tác phẩm). 

Không ít tác phẩm, chưa đến được với đông đảo công chúng đã lưu kho, nghệ sĩ chỉ biết... khóc ròng.

Bài: Tái diễn tác phẩm nghệ thuật ở Việt Nam: Chỉ được vài 'trống canh'?

Trước đây, cũng có người thể nghiệm, nhưng thiếu tính hệ thống, chuyên nghiệp. 

Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ở Việt Nam cũng có, nhưng riêng lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn - trình diễn, đa phần không có đời sống lâu dài là vì thế. Khi quyết định trở về Việt Nam làm việc, tôi và những người trong ê-kíp của mình muốn xây dựng một hệ thống có sự tổ chức chuyên nghiệp, logic về mặt kinh doanh.

Dao dien Tuan Le: 'Thieu tinh he thong, logic ve kinh doanh, nhieu tac pham khong di duoc dai”

* Nhưng có người lại cho rằng, tác phẩm có thể tái diễn hay không, đôi khi lại nằm ở khán giả. Không có khán giả, lấy đâu người xem mà tái diễn?

- Vậy thì phải coi lại giáo dục nghệ thuật ở Việt Nam ra sao. Ở ta, trừ một bộ phận nhỏ, gia đình có điều kiện, các em được cha mẹ cho đi học thêm về nghệ thuật như nhạc, họa… bên ngoài; còn lại, nhìn chung, giáo dục nghệ thuật trong nhà trường không được chú trọng. Nếu có thì cũng thiếu bài bản, trong khi đó là yếu tố vô cùng quan trọng để hình thành một lớp nghệ sĩ, một lớp công chúng có trình độ thưởng thức nghệ thuật. Ở Nhật hay Canada, trẻ em không chỉ có môi trường để học mà còn có cả môi trường để chơi. 

Khi chúng tôi tuyển diễn viên cho À ố show, Làng tôi, Ter Dar… sau khi trúng tuyển, diễn viên gần như phải học lại tất cả từ đầu. Cái khó nhất của diễn viên là làm sao phá vỡ được thói quen cũ. Khi một nghệ sĩ chỉ biết lặp đi lặp lại những điều họ có thể làm được, đến một lúc nào đó, sẽ thành một cái máy vô cảm.

Dao dien Tuan Le: 'Thieu tinh he thong, logic ve kinh doanh, nhieu tac pham khong di duoc dai”
À ố show được đầu tư công phu từ nhiều khâu

* Ở Việt Nam, người ta có thể bỏ cả triệu đồng cho một bữa ăn, nhưng bỏ tiền mua vé đi xem nghệ thuật thì… để xem, thậm chí có vé mời cũng không đi?

- Giáo dục nghệ thuật ra sao sẽ cho ra “lò” một lứa công chúng như thế. Ở Pháp, mỗi thành phố đều có nhà hát quốc gia, mỗi năm có mấy chục, thậm chí hàng trăm chương trình, người dân có thể mua vé cho cả năm hoặc trả một số tiền không nhiều lắm để đăng ký xem tầm 10 chương trình trong một năm. Ví dụ như khi chúng tôi mang À ố show qua đó biểu diễn, có nhiều nhà hát không to lắm, khoảng 800-1.000 chỗ, nhưng lúc nào cũng kín rạp, giá vé đôi lúc chỉ chừng 9 euro. Số tiền mời đoàn sang biểu diễn còn lại được Nhà nước của họ bù lỗ, mục đích là ai cũng có cơ hội thưởng thức nghệ thuật. Đó cũng là một cách đào tạo văn hóa, đào tạo lứa công chúng có trình độ thưởng thức văn hóa - nghệ thuật.

Ở ta, việc bỏ tiền mua vé khá hạn chế, thậm chí có vé mời cũng không đi xem. Thị trường nghệ thuật ở Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác nhiều. Cách tốt nhất, các bên liên quan phải ngồi lại, cùng nhau làm.

* Cảm ơn anh.

Du Nguyên 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI