Ung thư vú: Chủ động tầm soát để giành phần thắng

26/10/2022 - 07:57

PNO - Dù là nỗi ám ảnh của hàng triệu phụ nữ, ung thư vú có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 100% nếu phát hiện ở giai đoạn 0. Tỷ lệ này là 98% nếu phát hiện ở giai đoạn 1; 93% ở giai đoạn 2; 72% ở giai đoạn 3, và chỉ còn 28% nếu phát hiện ở giai đoạn 4.

Ung thư vú: tỷ lệ sống 100% hay 28% tùy thuộc vào thời điểm phát hiện

Đó là những con số đầy ý nghĩa mà PGS-TS-BS Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương - chia sẻ tại tọa đàm “Tầm soát ung thư vú: Chọn chủ động - Trọn yêu thương” do Báo Phụ Nữ TPHCM, Hội LHPN TPHCM, Nhà văn hóa Phụ Nữ TPHCM phối hợp với Gene Solutions tổ chức ngày 22/10 vừa qua.

PGS-TS-BS Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương - Ảnh: Phùng Huy
PGS-TS-BS Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương - Ảnh: Phùng Huy

BS Tuyết cho biết, trung bình mỗi ngày Việt Nam có 300 người chết vì ung thư. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư Việt Nam được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi các biện pháp điều trị khó phát huy tác dụng và sức khỏe bệnh nhân đã suy yếu. Các xét nghiệm khi khám sức khỏe định kỳ thường khó phát hiện được bệnh ung thư ở giai đoạn sớm. Do đó, chị em cần chủ động theo dõi sức khỏe, tự khám ngực và tầm soát ung thư định kỳ. 

Chị em cần chủ động theo dõi sức khỏe, tự khám ngực và tầm soát ung thư định kỳ - Ảnh: Phùng Huy
Chị em cần chủ động theo dõi sức khỏe, tự khám ngực và tầm soát ung thư định kỳ - Ảnh: Phùng Huy

Qua nhiều năm đồng hành cùng sức khỏe phụ nữ, một doanh nhân khách mời nhận thấy không ít chị em luôn tất bật chăm sóc gia đình, ưu tiên chồng con mà đôi khi lơ là sức khỏe bản thân. Đến khi cảm thấy đau, triệu chứng bệnh rõ ràng thì ung thư vú đã ở giai đoạn muộn.

Chị doanh nhân kể câu chuyện buồn về người chị dâu qua đời vì ung thư vú, không kịp nhìn con trai vào đại học. “Chị ấy đã thua một trận đấu mà lẽ ra hoàn toàn có khả năng chiến thắng nếu căn bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm”, chị tiếc nuối.

Khách mời chia sẻ về những tiếc nuối khi không quyết liệt đưa người thân tầm soát ung thư sớm - Ảnh: Phùng Huy
Khách mời chia sẻ về những tiếc nuối khi không quyết liệt đưa người thân tầm soát ung thư sớm - Ảnh: Phùng Huy

Từ những thông tin y khoa chuẩn xác và chia sẻ thân tình, khán giả tham dự tọa đàm được truyền cảm hứng chăm sóc bản thân đúng cách, chọn chủ động tầm soát để bảo vệ sức khỏe, cho yêu thương, hạnh phúc thêm trọn vẹn, dài lâu. Khách đến sự kiện cũng được tư vấn về nguy cơ mắc ung thư của bản thân, chọn gói tầm soát ung thư thích hợp cho mình và gia đình... Tầm soát ung thư bằng công nghệ gen, với nhiều ưu thế vượt trội, được nhiều chị em rất quan tâm.

Khách đến sự kiện cũng được tư vấn về nguy cơ mắc ung thư của bản thân - Ảnh: Phùng Huy
Khách đến sự kiện cũng được tư vấn về nguy cơ mắc ung thư của bản thân - Ảnh: Phùng Huy

Tầm soát ung thư bằng công nghệ gen: xu hướng của thế giới

Theo TS Trần Lê Sơn, Viện Di truyền Y học - Gene Solutions, hiện xu hướng tầm soát, phát hiện sớm ung thư bằng công nghệ gen đang được áp dụng tại các nước có nền y học tiên tiến.

Những nghiên cứu đầu tiên về ctDNA trong tầm soát đa ung thư được bắt đầu từ năm 2018, nổi bật với dự án CancerSeek do Đại học Johns Hopkins thực hiện. Đến năm 2021, những xét nghiệm tầm soát đa hoặc đơn ung thư dựa trên ctDNA đã được triển khai tại Mỹ, châu Âu, Ấn Độ, như: xét nghiệm Galleri™ tầm soát sớm nhiều loại ung thư trong một lần thu máu, xét nghiệm TriNetra™ tầm soát sớm ung thư vú, xét nghiệm TriNetra-Prostate tầm soát sớm ung thư tiền liệt tuyến.

Nhiều quốc gia tiên tiến đặt kỳ vọng lớn vào công nghệ này trong cuộc chiến chống ung thư, cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Tại Việt Nam, Viện Di truyền Y học - Gene Solutions là đơn vị nghiên cứu, phát triển SPOT-MAS theo đúng quy trình khoa học nghiêm ngặt. Năm 2018, nhóm nghiên cứu được thành lập, gồm 18 tiến sĩ từ các trường đại học hàng đầu tại Mỹ, Anh, Nhật, Đức, Pháp, Úc... và các bác sĩ thực hành trong lĩnh vực di truyền, bác sĩ ung bướu uy tín tại Việt Nam. Nhóm đã phát triển quy trình SPOT-MAS dựa vào phân tích ctDNA và kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới trên 1.620 ca bệnh chứng (so sánh giữa bệnh nhân ung thư và người lành).

Nghiên cứu được công bố trên nhiều tạp chí quốc tế liên quan đến sinh thiết lỏng và biến đổi của ctDNA như: PLOS ONE, 2019; Frontiers in Oncology, 2020; Nature Scientific Reports, 2021 và Cancer Investigation, 2022...

Năm 2022, hiệu quả của SPOT-MAS được công bố trên Tạp chí Y học và báo cáo tại Hội thảo Quốc gia Phòng chống ung thư lần thứ XX, Hội nghị Khoa học Phòng chống ung thư lần thứ X.

Công nghệ SPOT-MAS cũng được lượng giá thông qua chương trình K-DETEK trên 2.442 mẫu, phối hợp với 13 bệnh viện tại Việt Nam như Viện K, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ… Trong chương trình cộng đồng Chung tay đẩy lùi ung thư - Vì một Việt Nam không còn nỗi lo ung thư”, Gene Solutions thực hiện 7.000 phân tích miễn phí tại hơn 100 phòng khám, bệnh viện toàn quốc.

Bằng tinh thần khoa học vì cộng đồng, cách tiếp cận dựa trên thành tựu của nền y học chính xác và chứng cứ lâm sàng, Gene Solutions mong muốn công nghệ SPOT-MAS sẽ góp phần lan tỏa thói quen tầm soát ung thư sớm cho người Việt. TS Nguyễn Hoài Nghĩa - Tổng giám đốc Gene Solutions - chia sẻ: “Song hành với nỗ lực chứng minh hiệu quả giảm tử vong do ung thư từ ctDNA của thế giới, Gene Solutions kỳ vọng chúng ta cũng có được một giải pháp tương tự cho bức tranh ung thư tại Việt Nam - trong đó có ung thư vú - theo đúng tinh thần Ung thư biết sớm trị lành”.

 Những lưu ý quan trọng về công nghệ SPOT-MAS

Một số người nhầm lẫn SPOT-MAS với kỹ thuật marker ung thư của xét nghiệm CEA (Carcinoembryonic antigen) vì cùng thực hiện lấy máu. Nhưng thực tế hai kỹ thuật này hoàn toàn khác nhau.

Cũng không nên hiểu nhầm SPOT-MAS là ứng dụng chẩn đoán hay thay thế phương pháp tầm soát ung thư thường quy được khuyến nghị.

Công nghệ phân tích ctDNA đôi khi còn được gọi là sinh thiết lỏng (liquid biopsy). Tuy nhiên, khái niệm này không liên quan và không ám chỉ rằng việc phân tích ctDNA có tác dụng chẩn đoán ung thư thay thế cho phương pháp sinh thiết mô. Khái niệm “sinh thiết lỏng” được các nhà khoa học, tạp chí khoa học quốc tế sử dụng không chính thức như một cách gọi dễ nhớ cho công nghệ mới này.

Phân tích ctDNA được khuyến nghị sử dụng cho người trưởng thành có nguy cơ ung thư cao, như người trên 40 tuổi. Việc phân tích ctDNA không phát hiện tất cả các bệnh ung thư, và nên được dùng bổ sung - chứ không thay thế - cho các tầm soát ung thư thường quy hiện nay. Phân tích này không dùng cho phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân đang điều trị ung thư, không khuyến nghị cho người từ 21 tuổi trở xuống.

Kết quả phân tích không hoàn toàn loại bỏ khả năng bị ung thư do nằm ngoài phạm vi khảo sát (5 loại ung thư: gan, phổi, vú, đại-trực tràng, dạ dày) hoặc khối u quá nhỏ và nằm ở vị trí khó phóng thích ctDNA vào máu. Phân tích này có ý nghĩa sàng lọc ở thời điểm hiện tại, và không đo lường nguy cơ phát triển ung thư của một người trong tương lai.

Với kết quả âm tính, nên tiếp tục thăm khám và sàng lọc ung thư theo khuyến cáo. Nếu kết quả “Phát hiện dấu hiệu ctDNA” kèm dự báo vị trí khối u, cần được xác nhận bằng các quy trình chẩn đoán y tế hiện hành (chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết).

Logo "SPOT-MAS" đã được Cục Bản quyền Tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký cho Gene Solutions. Mọi hành vi sử dụng, trích dẫn tên, logo, nhãn hiệu SPOT-MAS cần được sự đồng ý trước bằng văn bản từ đơn vị chủ quản.

Thanh Huyền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI