Trung Quốc khuấy động Hoàng Sa để nhắm đến Trường Sa

16/06/2014 - 19:15

PNO - PN - Trung Quốc (TQ) một mặt duy trì sự căng thẳng ở khu vực giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) gần quần đảo Hoàng Sa, mặt khác lại ráo riết tiến hành các hoạt động lấn biển làm đảo nhân tạo, lập sân bay, cảng biển, công...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trung Quoc khuay dong Hoang Sa de nham den Truong Sa

Hình ảnh cho thấy TQ tiến hành xây dựng tại Gạc Ma - Ảnh: Reuters

Theo các nhà phân tích quốc tế, hành động của Bắc Kinh gần giàn khoan chỉ là trò nghi binh, khi nước này tìm cách đẩy căng thẳng tại hiện trường lên đỉnh điểm, nhằm thu hút sự chú ý của quốc tế vào hoạt động của “lãnh thổ di động trên biển” mà sao nhãng việc TQ xây dựng trái phép tại Trường Sa, cách đó khoảng 200 hải lý.

Tờ South China Morning Post (SCMP) xuất bản tại Hồng Kông, dẫn ý kiến của các nhà chiến lược biển TQ, cho rằng mục đích thật sự của Bắc Kinh trong thời điểm này chính là xây dựng hai căn cứ hải quân lớn ở Trường Sa - tại bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc cụm đảo Sinh Tồn và bãi đá Chữ Thập thuộc cụm Nam Yết - nằm ngay yết hầu Biển Đông để chặn đường ra biển của Việt Nam, nhân thêm sức mạnh cho hải quân TQ, thực hiện mưu đồ bá chủ Biển Đông.

Theo SCMP, Bắc Kinh đang sử dụng máy hút cát công suất lớn để biến bãi đá ngầm Gạc Ma, mà TQ đánh chiếm bất hợp pháp của Việt Nam năm 1988, thành một đảo nhân tạo với diện tích dự kiến 30ha, có sân bay, quân cảng, thương cảng, các điểm dân cư và khu vực du lịch. Bãi đá Chữ Thập, một bãi đá chìm dài 14 hải lý, rộng bốn hải lý, cũng được Bắc Kinh lên kế hoạch theo kịch bản tương tự.

Theo các nhà phân tích quốc tế, động thái của Bắc Kinh cho thấy chiến lược an ninh ở Biển Đông của TQ đã chuyển từ phòng vệ sang chủ động tấn công. Nếu các sân bay nói trên hoàn thành, cùng với sân bay đã có trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), TQ có thể kiểm soát vùng trời Biển Đông từ hai phía, tạo cơ sở để thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), hiện thực hóa yêu sách chủ quyền theo “đường lưỡi bò” đầy phi lý của mình.

Trung Quoc khuay dong Hoang Sa de nham den Truong Sa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose - Ảnh: The News

Ngày 14/6, lần thứ tư trong ba tháng nay, Philippines trao công hàm phản đối TQ về việc Bắc Kinh cải tạo bãi đá ngầm có tranh chấp McKeenan Reef (Đá Ken Nam/Tây Môn Tiêu) thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết, công hàm phản đối được đưa ra hồi tuần trước nêu rõ: “Họ (TQ) đang tiến hành mở rộng bãi đá”. Theo người phát ngôn của Tổng thống Philippines, bà Abigail Valte, Philippines đang điều tra thông tin về việc TQ gây tổn hại Gạc Ma và Chữ Thập nhằm biến hai bãi đá ở Biển Đông thành đảo nhân tạo.

Mưu đồ của Bắc Kinh khiến các nước láng giềng trong khu vực Biển Đông cũng như cộng đồng quốc tế rất bất bình và nâng cao cảnh giác. Ngay cả người dân Hồng Kông (TQ), theo kết quả thăm dò của tờ SCMP, cũng cho thấy chỉ 34% số người được hỏi tán thành kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa. Gần 66% nói không với kế hoạch mạo hiểm và tốn kém đến năm tỷ USD này, một chương trình mà bà Yang Jie thuộc Viện Khoa học xã hội TQ, nhận định là “có thể gây ra tác động tiêu cực quan trọng trong khu vực”, vì nó khoét sâu thêm sự thiếu lòng tin của các nước láng giềng vào Bắc Kinh.

Trung Quoc khuay dong Hoang Sa de nham den Truong Sa

Đại sứ Việt Nam tại LHQ Lê Hoài Trung - Ảnh: Getty Images

Vừa qua, tại hội nghị lần thứ 24 các nước thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) diễn ra tại trụ sở chính của LHQ ở New York (Mỹ), Việt Nam tiếp tục phản đối việc TQ hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên UNCLOS phản đối các hành vi đơn phương của TQ gây căng thẳng tại Biển Đông.

Đại sứ Lê Hoài Trung, trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ đánh giá, đây là một “diễn biến nghiêm trọng” tại Biển Đông và cho biết: “Việt Nam đã có trên 30 cuộc giao thiệp ở các cấp và qua các kênh khác nhau để yêu cầu TQ rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho việc đối thoại. Đến nay, TQ không những không đáp ứng yêu cầu của Việt Nam cùng lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế mà còn tiếp tục những hành vi sai trái”.

 THIỆN ĐẠO (Theo SCMP, Inquirer.net, AFP, Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI