TPHCM: Trẻ mắc COVID-19 đang có xu hướng giảm

21/03/2022 - 18:36

PNO - Sở Y tế cũng có cập nhật văn bản hướng dẫn xử lý, điều trị, chăm sóc trẻ F0 tại nhà.

 

Khoa Điều trị COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM
Khoa Điều trị COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM

Chiều 21/3, tại cuộc họp thông tin về phòng, chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế TPHCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM - cho biết ghi nhận tại các bệnh viện nhi ở thành phố trong 24 tiếng đồng hồ qua, có 288 trẻ nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Nhi đồng TP. Bên cạnh đó, số ca dương phát hiện qua khám nội trú là 631 trường hợp, trong đó có 59 trẻ em nhập viện. Ở các bệnh viện, bệnh nhi mắc COVID-19 nặng có 16 ca đang thở MASK, 14 ca thở máy xâm lấn.

Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 tại TPHCM đang giảm, số ca bệnh nhi cũng giảm. Để khuyến cáo đến cha mẹ, Sở Y tế cũng có cập nhật văn bản hướng dẫn xử lý, điều trị, chăm sóc trẻ F0 tại nhà, các cơ quan y tế địa phương đã thông tin cho người dân.

Riêng đối với gia đình không đủ điều kiện cách ly, điều trị cho trẻ F0 tại nhà, trong gia đình có người nguy cơ, Sở Y tế khuyến cáo phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để xác định COVID-19, cho trẻ nhập viện để bảo vệ ông bà, người có nguy cơ.

Trước tình huống có bệnh nhân COVID-19 tái nhiễm nhanh chóng khỏi bệnh, nhưng cũng có người thời gian bệnh kéo dài đến 14 ngày, như vậy có nên mở rộng các quy định phù hợp với bệnh nhân nặng hay không. Sáng nay, Sở Y tế TPHCM cũng đã họp với các chuyên gia cũng như các bộ phận của đơn vị đánh giá lại tình hình dịch COVID-19 tại TPHCM để tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố.

Đối với F1 đang được theo dõi và tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngừa COVID-19 gồm học sinh và công nhân, nhằm không để gián đoạn sản xuất cũng như gián đoạn việc học của các cháu thì các đối tượng F1 này vẫn có thể tiếp tục học, làm việc. Trong thời gian đó, F1 phải theo dõi sức khỏe của mình, nếu nghi ngờ mình trở thành F0, có thể đến cơ sở y tế địa phương để được khám, chẩn đoán, cách ly tránh lây nhiễm cho công đồng.

Qua theo dõi của ngành y tế và ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 nhận thấy suốt từ 7/3 đến nay, số ca mắc COVID-19 ở thành phố liên tục giảm, nhưng để đánh giá có qua đỉnh dịch hay chưa thì sở cũng đang cùng với các sở ngành theo dõi diễn tiến dịch.

Trong vòng 1 tháng trở lại đây, biến chủng Delta dần bị thay thế bởi biến chủng Omicron. Theo nghiên cứu của Oxford và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM cùng Bộ Y tế cũng như Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố, biến chủng AB.2 đã có trên địa bàn thành phố cũng chiếm đa số. Như vậy về giám sát các ca bệnh trong địa bàn thành phố đa phần các ca bệnh nhẹ, số lượng nhập viện không nhiều, đa phần người dân chọn phương án cách ly điều trị tại nhà, thời gian theo dõi cho thấy khoảng chừng 5 ngày, số ca bệnh báo cáo hoàn thành cách ly, rất ít ca bệnh chuyển biến nặng.

Như vậy, việc chích ngừa của người dân phát huy rất hiệu quả đối với chủng mới, chiến lược bảo vệ người có nguy cơ, chiến lược tầm soát đánh giá cấp độ dịch của thành phố cũng phát huy đúng hướng, chúng ta tiếp tục theo đuổi và khống chế để dịch trên địa bàn TPHCM được phát huy hiệu quả.

Nền tảng hỗ trợ cho nhân viên để quản lý, tuy rất nỗ lực nên nhiều khó khăn, 1 là chậm hơn so với yêu cầu của người hỗ trợ, bộ phận kỹ thuật cũng đã nâng cấp phần mềm và chuyển cả sever lên công ty phần mềm Quang Trung, trong thời gian này có thể bị gián đoạn phần mềm. 

"Thời gian đầu có những trục trặc, nhưng từ hôm nay, các trạm y tế làm rất tốt, và các trạm cập nhật trong 24g nên giảm tải nhẹ hơn. Trên phần mềm có trên 21.000 trường hợp người dân đăng ký tại nhà, tập huấn trạm y tế, giải quyết khó khăn vướng mắc, động viên tinh thần để chúng ta chủ động khi người dân thông báo. Trong vòng 5 ngày phát hiện dương tính mới có thể báo lên, nếu người dân thắc mắc có thể gọi đến 1022 để được hướng dẫn", bà Huỳnh Mai nói thêm.

Phạm An

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI