Tôn giáo đã ít nhiều thay đổi trong thời đại số

07/10/2019 - 10:00

PNO - Bằng cách này hay cách khác, thế hệ trẻ trên thế giới ngày càng có ít niềm tin vào tôn giáo, đặc biệt là thế hệ Z - những người sinh từ năm 1996-2006.

Đây dường như là xu hướng của thế giới “phẳng” với quá nhiều thông tin, lựa chọn để mỗi cá nhân tin hoặc không tin vào một định hướng siêu nhiên trong cuộc sống.

Từ thế hệ X (1965-1980) cho đến thế hệ Y (1980-1996) và các thế hệ tiếp theo, tôn giáo ở nhiều quốc gia chuyển đổi từ việc thừa hưởng theo cha mẹ, ông bà sang một sự lựa chọn mang tính cá nhân, kèm theo đó là sự gia tăng số người nói rằng mình không có tôn giáo. 

Ton giao da it nhieu  thay doi trong thoi dai so
Người dân chụp ảnh tượng Thành hoàng nhân lễ kỷ niệm 100 năm thành lập đền Lorong Koo Chye Sheng Hong tại Singapore - Ảnh: CNA

Cần hiểu rõ hơn rằng “không tôn giáo” không có nghĩa là vô thần. Một số người trẻ duy trì mối liên kết hình thức về văn hóa đối với tôn giáo, chẳng hạn như ăn chay ngày rằm, hay đến chùa xin lộc dịp lễ tết. Một số chọn theo chủ nghĩa trung lập, tự tạo ra niềm tin cho bản thân dựa trên nhiều truyền thống tôn giáo hoặc tâm linh khác nhau, bộ phận này vẫn tin vào các đấng siêu nhiên nhưng không theo bất kỳ tôn giáo nào. Nhìn chung, thế hệ ngày nay ít khi nghĩ hay nói về tôn giáo, trừ phi đó là một chủ đề thảo luận ở trường hoặc tiêu điểm tin tức trong ngày.

Tôn giáo là một sự lựa chọn

Theo một cuộc khảo sát về tôn giáo năm 2014 ở hơn 35.000 người Mỹ của Viện Nghiên cứu Pew tại thủ đô Washington, không bị ràng buộc tôn giáo chiếm tới 25% trong nhóm sinh viên đại học hoặc người vừa tốt nghiệp. Một trong những lý do cho tình trạng trên là nhân khẩu học. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, xã hội hóa tín ngưỡng thời thơ ấu đang dần suy yếu từ thế hệ X khi mọi người tiếp cận tôn giáo một cách rời rạc do hạn hẹp hơn về mặt thời gian.

Mặt khác, cam kết tôn giáo có xu hướng mạnh mẽ hơn trong các cộng đồng thống nhất bởi mỗi cá nhân luôn tìm cách tránh thể hiện niềm tin hoặc hệ thống giá trị mâu thuẫn. Ngược lại, việc tiếp xúc với các quan điểm đa dạng khiến người dân trong các xã hội đa văn hóa có ít xu hướng tôn giáo hơn. 

Khi tín ngưỡng giao thoa cùng công nghệ

Nếu thế hệ ngày nay quá bận rộn để tìm hiểu con đường tâm linh, dường như tín ngưỡng, tôn giáo đang dần thay đổi để phù hợp với vòng xoay xã hội. Tại Singapore, nơi nhịp sống hối hả phát triển cùng bản sắc văn hóa truyền thống, nhiều ngôi đền, chùa cổ bắt đầu tìm đến truyền thông xã hội, thiết lập trang Facebook riêng và sử dụng công nghệ kỹ thuật số. 

Nhiều nơi tôn nghiêm vốn ít xuất hiện trước công chúng giờ lại tích cực trưng bày các hiện vật và nghi lễ lên internet, và cách hành lễ thường gặp hiện nay là tạo dáng cùng máy ảnh trước khi thực hiện các nghi thức truyền thống. Các nhóm tôn giáo ở Singapore nhận thức sâu sắc về khả năng công nghệ mới mang lại và luôn thể hiện dấu ấn kỹ thuật số trên nhiều nền tảng như Facebook, Instagram, YouTube - nơi những người theo dõi có thể kết nối bất kể không gian địa lý. Sự tham gia của giới trẻ giúp các tập tục và truyền thống tôn giáo được làm mới, thích nghi với công nghệ, đảm bảo tính phù hợp trong xã hội.

Thần linh không có tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, nhưng với vai trò là người tiếp nối lời dạy, sứ giả của truyền thống cha ông, chúng ta cần suy xét mỗi khi nhấn “gửi”, “chia sẻ” một tin tức chưa được xác minh, hay xem mọi sự việc không phù hợp với niềm tin và kỳ vọng của bản thân như một điều “giả mạo”. 

 CNA, LA Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI