Thượng nguồn hồ thủy điện lớn nhất miền Trung trơ đáy, người dân vất vả lội bùn đi lại

20/06/2023 - 12:33

PNO - Hạn hán kéo dài khiến lòng hồ Thuỷ điện Bản Vẽ cạn trơ đáy, người dân xã “ốc đảo” buộc phải lội bùn, mở đường để đi vào bản.

 

Xã Hữu Khuông là một xã biên giới khó khăn của huyện Tương Dương (Nghệ An). Đây cũng được ví như là một xã “ốc đảo”, người dân địa phương thường phải mất chừng 2 giờ đi thuyền giữa lòng hồ Bản Vẽ để vào trung tâm xã.
Xã Hữu Khuông là một xã biên giới khó khăn của huyện Tương Dương (Nghệ An). Đây được ví như là một xã “ốc đảo”, người dân địa phương thường phải mất chừng 2 giờ đi thuyền giữa lòng hồ Bản Vẽ để vào trung tâm xã - Ảnh: Hữu Đức
Tuy nhiên, từ đầu tháng 5 đến nay, mực nước trong lòng hồ Thuỷ điện Bản Vẽ giảm sâu, khiến việc đi lại của thuyền bè gặp nhiều khó khăn. Hạn hán kéo dài khiến khiến lòng hồ Bản Vẽ bị trơ đáy, để ra “ốc đảo”, người dân địa phương phải lội bùn, đi bộ hàng trăm mét mới đến được bến thuyền.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 5 đến nay, mực nước trong lòng hồ Thuỷ điện Bản Vẽ giảm sâu, khiến việc đi lại của thuyền bè gặp nhiều khó khăn. Hạn hán kéo dài khiến lòng hồ Bản Vẽ bị trơ đáy. Để ra “ốc đảo”, người dân địa phương phải lội bùn, đi bộ hàng trăm mét mới đến được bến thuyền.
Bản Huồi Pủng (xã Hữu Khuông) nằm cách trung tâm xã khoảng 8km có 83 hộ dân. Để ra khỏi bản, người dân Huồi Pủng vẫn thường di chuyển bằng thuyền. Song hiện nước ở hồ Bản Vẽ đã xuống quá thấp, thuyền không thể vào được bản.
Bản Huồi Pủng (xã Hữu Khuông) nằm cách trung tâm xã khoảng 8km có 83 hộ dân. Để ra khỏi bản, người dân Huồi Pủng vẫn thường di chuyển bằng thuyền. Song hiện nước ở hồ Bản Vẽ đã xuống quá thấp, thuyền không thể vào được bản.
Ông Lô Văn Giáp - Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông cho biết, trước tình thế trên, địa phương này đã huy động người dân tu sửa tuyến đường bộ ven núi đã bị lãng quên dài hơn 3km từ bản ra bến thuyền để người dân đi lại.
Ông Lô Văn Giáp - Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông cho biết, trước tình thế trên, địa phương huy động người dân tu sửa tuyến đường bộ ven núi đã bị lãng quên dài hơn 3km từ bản ra bến thuyền để người dân đi lại.
Do đồi có nhiều vách vực sâu, mọi người phải làm thêm 2 cái cầu dân sinh từ những cây gỗ trên địa bàn. Cây cầu gỗ được lát bằng những tấm gỗ có thể chịu được trọng tải, đảm bảo cho người dân đi an toàn.
Do đồi có nhiều vách vực sâu, mọi người phải làm thêm 2 cầu dân sinh từ những cây gỗ trên địa bàn. Cây cầu gỗ được lát bằng những tấm gỗ có thể chịu được trọng tải, đảm bảo cho người dân đi an toàn.
“Chưa khi nào mực nước ở hồ Bản Vẽ lại xuống nhanh như năm nay. Nếu bình thường từ xã ra trung tâm huyện mất khoảng 2 tiếng thì giờ đi phải mất 3 tiếng” - ông Giáp nói.
“Chưa khi nào mực nước ở hồ Bản Vẽ lại xuống nhanh như năm nay. Nếu bình thường từ xã ra trung tâm huyện mất khoảng 2 tiếng thì giờ đi phải mất 3 tiếng” - ông Giáp nói.
Theo ông Giáp, mực nước ở hồ Bản Vẽ xuống thấp cũng khiến các hộ dân nuôi cá lồng bè trên lòng hồ này gặp nhiều khó khăn. Để tránh cá bị chết, họ buộc phải liên tục di chuyền lồng bè ra giữa lòng hồ, theo mực nước xuống.
Theo ông Giáp, mực nước ở hồ Bản Vẽ xuống thấp cũng khiến các hộ dân nuôi cá lồng bè trên lòng hồ này gặp nhiều khó khăn. Để tránh cá bị chết, họ buộc phải liên tục di chuyền lồng bè ra giữa lòng hồ, theo mực nước xuống.
Nguy hiểm hơn, sau khi nước rút để lại lớp đất bùn lầy trên mặt hồ. Để khắc phục việc nguy cơ sụt lún, người dân địa phương đã phải dùng gỗ, tre kết lại thành từng tấm đặt lên làm lối đi ra thuyền.
Nguy hiểm hơn, sau khi nước rút để lại lớp đất bùn lầy trên mặt hồ. Để khắc phục việc nguy cơ sụt lún, người dân địa phương đã phải dùng gỗ, tre kết lại thành từng tấm đặt lên làm lối đi ra thuyền.
Chính quyền xã Hữu Khuôn cũng phải cắm các biển cảnh báo nguy hiểm để người dân phòng tránh sụt lún khi đi lại trên khu vực lòng hồ khô cạn nước.
Chính quyền xã Hữu Khuôn cũng phải cắm các biển cảnh báo nguy hiểm để người dân phòng tránh sụt lún khi đi lại trên khu vực lòng hồ khô cạn nước.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI