Thời kỳ mới, cần chiến lược mới

15/01/2016 - 07:29

PNO - Đảng hôm nay lãnh đạo và hoạt động trong xu thế hội nhập, muốn tất cả các mục tiêu phát triển này thành hiện thực, chúng ta cần chuẩn bị nội lực...

“Mục đích của việc xây dựng một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hiểu đến tận cùng chính là giúp người dân có thể sống tốt, sống chất lượng, hài lòng và hạnh phúc. Chúng ta cần ba thứ để thực hiện tốt mục đích này. Một là phải tin dân, làm gì cũng phải dựa vào dân. Hai là làm thế nào để huy động sức dân nhưng không tham nhũng của dân. Cuối cùng là cần tạo mọi cơ hội thuận lợi để người dân sinh sống, không để bất bình đẳng, tiêu cực”. TS Nguyễn Việt Hùng (Trưởng khoa Xây dựng Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện Cán bộ TP.HCM).

Thoi ky moi, can chien luoc moi
TS Nguyễn Việt Hùng

PV: Một trong những nội dung quan trọng của đại hội lần này là “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh”. Theo ông, để đạt được mục tiêu này cần tiến hành những giải pháp nào? Những vấn đề nào về công tác tư tưởng, lý luận và thực tiễn cần giải quyết?

TS Nguyễn Việt Hùng: Trong nhiệm kỳ 2011-2015, Đảng ta đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây không chỉ là nhiệm vụ then chốt mà còn có vị trí, vai trò hệ trọng liên quan đến sự tồn vong của Đảng, thành bại của cách mạng nước ta.

Biểu hiện rõ nét nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XI, Đảng đã ban hành Nghị quyết số 12 (tháng 2/2012) “Về một số nhiệm vụ cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”. Nghị quyết này đề cập nhiệm vụ thứ nhất là ngăn chặn, đẩy lùi một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống. Đây là nội dung bao trùm, xuyên suốt, có ý nghĩa quyết định.

Nhiệm vụ thứ hai là xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ ba là xác định thẩm quyền của người đứng đầu trong tổ chức, trong cấp ủy. Nghị quyết cũng đề cập bốn nhóm giải pháp để thực hiện ba nhiệm vụ này: tự phê bình và phê bình, tổ chức cán bộ, cơ chế, chính sách và công tác tư tưởng - đặc biệt là việc thực hiện chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Trong thời gian tới, ngay sau Đại hội XII vẫn phải đẩy mạnh nghị quyết này đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả. Thứ nhất, không chỉ răn đe, cảnh báo, cảnh tỉnh mà phải chỉ ra được vụ việc, cá nhân, con người cụ thể là tấm gương tốt để biểu dương. Cần phải chỉ ra được những tổ chức, cá nhân, bất kỳ là ai, trong Đảng vi phạm; đồng thời phải xử lý bằng kỷ luật của Đảng, bằng pháp luật của Nhà nước. Trong nhiệm kỳ Đại hội XI, đã có trên 54.000 cán bộ, đảng viên vi phạm bị xử lý. Nhưng cán bộ, đảng viên và quần chúng vẫn cho rằng có những tổ chức đảng và đảng viên phạm khuyết điểm mà chưa được phát hiện và xử lý.

Thứ hai, là phải nhanh chóng đưa nghị quyết Đại hội XII vào trong Đảng, trong nhân dân để củng cố niềm tin, nâng cao nhận thức, từ đó dẫn đường cho hành động thực tiễn đúng đắn. Việc quán triệt nghị quyết của Đảng phải từ cán bộ, đảng viên xuống tận xã, phường, khu phố, ấp, nơi người dân sinh sống. Chỉ khi đó, nhân dân mới có niềm tin thiết thực.

* Nhìn lại 30 năm đổi mới kể từ Đại hội VI, theo ông, những bài học kinh nghiệm nào có thể vận dụng trong nhiệm kỳ mới?

- Năm 1986, khi bắt tay vào công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định đổi mới toàn diện, trên tất cả các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại. Trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm; xây dựng chỉnh đốn Đảng làm then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội; giữ gìn hòa bình ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN là vấn đề trọng yếu.

Đây như là “bốn chân trụ” vững vàng của Đảng ta trong hành trình đổi mới. Từ Đại hội Đảng lần thứ XI, chúng ta đề cập đến việc đổi mới đồng bộ, đây chính là cách thức để tăng tính hiệu quả, tính chiều sâu liên quan đến năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Sự đồng bộ này thể hiện ở rất nhiều khía cạnh như đổi mới nền kinh tế thị trường phải đồng bộ với định hướng XHCN, phát triển kinh tế đồng bộ với mở rộng quan hệ kinh tế khu vực hợp tác quốc tế. Đó là sự đồng bộ trong tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội; là đổi mới đồng bộ trong hệ thống chính trị, Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ… Sự đổi mới này còn đồng bộ giữa quy mô quốc gia với vùng, địa phương; là đồng bộ giữa quá khứ và hiện tại. Trong tình hình mới, đổi mới toàn diện và đồng bộ chính là bài học, là một đòi hỏi mang tính bắt buộc.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI