Thiếu hụt vắc xin trầm trọng, người dân châu Phi giành nhau để được tiêm chủng

16/08/2021 - 21:00

PNO - Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi, chưa đến 2% trong số 1,3 tỷ người của lục địa này được tiêm chủng.

 

Những ngày qua, nhiều người dân Uganda đang tìm kiếm liều vắc xin đầu tiên khi làn sóng nhiễm trùng lây lan chóng mặt do biến thể Delta gây ra.
Những ngày qua, nhiều người dân Uganda đang tìm kiếm liều vắc xin đầu tiên khi làn sóng nhiễm trùng lây lan chóng mặt do biến thể Delta gây ra.

Sự gia tăng ca nhiễm COVID-19 mới đã tác động đến cơn sốt tiêm chủng trên khắp châu Phi nhưng những liều vắc xin đang được chuyển đến tốc độ vô cùng chậm chạp làm tăng thêm ca bệnh và tử vong.

Tiến sĩ Alfred Driwale, quan chức hàng đầu của chương trình tiêm chủng của Uganda nói rằng số lượng liều vắc xin nhỏ giọt sẽ không giúp khắc phục được tình hình dịch bệnh. Nhất là khi quá nhiều người chưa được tiêm chủng. Thậm chí, những người được xem là tuyến đầu như binh lính hay nhân viên y tế đều phải tranh giành nhau để được chích ngừa.

Các quan chức y tế trên khắp 54 quốc gia của châu Phi đã nhiều lần bày tỏ sự thất vọng về những gì họ coi là chủ nghĩa dân tộc vắc xin khi các quốc gia giàu có đang tích trữ hàng chục triệu liều trong khi các quốc gia nghèo bị tụt lại phía sau. 

Vào tháng 6, trong bối cảnh thiếu hụt trầm trọng, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng các chiến dịch tiêm chủng ở châu Phi đã “sắp dừng lại”, nhấn mạnh rằng châu lục này đang rơi vào thời điểm phải đối mặt với sự gia tăng chết người.

Những lô vắc xin đến với châu Phi vô cùng nhỏ giọt
Những lô vắc xin đến với châu Phi vô cùng nhỏ giọt

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi, chưa đến 2% trong số 1,3 tỷ người của lục địa này được tiêm chủng và các quốc gia châu Phi mới chỉ nhận được hơn 100 triệu liều vắc xin.

Giám đốc John Nkengasong cho biết, tình trạng thiếu hụt vắc xin này khiến cho những người nằm trong nhóm ưu tiên đã tiêm một liều đầu phải chọn tiêm liều thứ 2 bất kỳ. "Loại vắc xin tốt nhất để sử dụng làm liều thứ 2 là bất kỳ loại vắc xin nào đang có sẵn”, ông nói.

Sự khan hiếm vắc xin đang gây ra lo lắng vô cùng ở các quốc gia. Một số nhân viên y tế, giáo viên và những người khác cho biết liều thứ 2 của họ đã muộn so với khuyến cáo vài tuần, khiến họ cảm thấy không an toàn.

Thảo Nguyễn (theo AP)

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI