Sống sót sau khi bị tấn công

03/12/2020 - 11:34

PNO - Tôi biết nhiều bạn bè của tôi đã phải nuốt những vết thương đau đớn đó vào lòng. Những di chứng từ vết thương ấy, vì thế, cũng không thể đo đếm được.

Tôi là một đứa con gái từng bị bắt nạt trong trường cấp II. Ít có học sinh nào không bị bắt nạt, tôi nghĩ thế. Mỗi lần bị lạc về khoảng ký ức đen tối ấy, tôi tự nhủ điều quan trọng là tôi đã vượt qua nó để có được ngày hôm nay. 

Không có sự can thiệp của cha mẹ, không có sự chia sẻ đồng cảm hay bênh vực của bạn bè, đứa con gái nhỏ, là tôi, gồng mình lên để tự vệ, dù chỉ ở mức tránh những hoàn cảnh có thể dẫn đến cuộc bắt nạt khác.

Những đứa học lớp trên chờ tôi sau khi tan học, giật cặp lục soát, xé vở, lấy đồ dùng học tập, đánh đập tôi chỉ vì chúng thích như thế. Học xong lớp 12, tôi chỉ có một chọn lựa: đi xa khỏi thị xã quê hương mình, xa hẳn, không bao giờ trở về nữa. Để khỏi đương đầu với những kẻ bắt nạt tôi - lúc bấy giờ chúng vẫn ở đó, vẫn nhởn nhơ vui vẻ… 

Tôi còn may mắn hơn nhiều những đứa bạn gái khác bị “lạm dụng”. Đó là từ của bây giờ, thời thượng, sạch sẽ, không dơ bẩn. Thời của tôi, chuyện đó không có từ để mô tả, hoặc cũng có thể người ta tránh đến mức không mô tả chuyện đó.

Bạn tôi là con trong một gia đình nghèo, cả nhà đi làm công cho một lò mổ heo. Bà chủ lò mổ heo có con trai, đã lấy vợ, xây nhà riêng trong cùng khu đất lò mổ. Việc giết mổ, xẻ thịt heo bắt đầu từ lúc nửa đêm đến mờ sáng.

Bốn giờ sáng bạn tôi đã sang lò, phụ xả thịt, dọn dẹp, nấu nước sôi… phụ bất kỳ việc gì người ta giao cho. Bảy giờ sáng vào lớp học, mắt bạn lờ đờ vì thiếu ngủ và nhiều bữa đỏ lên vì khóc. Lão con bà chủ lò rình bạn, kéo chụp, nắn bóp, vò xé.

Bạn không dám la, không dám nói với cha mẹ vì sợ cả nhà bị mất việc làm. Nhiều bữa vùng chạy được, áo bạn rách toạc, trên da còn hằn nguyên vết móng tay đỏ bầm. Dân cư quanh đó ai cũng biết lão yêu râu xanh có thói rình mò đàn bà con gái, nhưng không ai dám nói gì. Bạn tôi đã chọn cách lấy chồng thật sớm, để ra khỏi cái xóm ấy…

Bốn năm tôi học đại học, ít khi nào dám ở lại trường sau khi hết giờ học buổi chiều. Giờ đó, các lớp đã tan, những nữ sinh về muộn hay bị những tên “khoe của” chặn lại ở góc cầu thang, hành lang khuất người.

Thỉnh thoảng chúng tôi nghe một tiếng hét lớn thất thanh của nữ sinh nào đó, biết là chuyện lại vừa mới xảy ra. Bảo vệ cũng có rình bắt, cả mấy nam sinh viên cũng ra tay nghĩa hiệp bảo vệ các bạn gái, nhưng chuyện chẳng bao giờ chấm dứt. Những thằng mắc bệnh khoe “của quý” còn táo tợn đến mức các nữ sinh đi thành nhóm đông người chúng cũng không sợ.

Chúng vào tận thư viện, lượn lờ giữa những giá sách. Bọn con gái bảo nhau đừng ở lại trường muộn, tránh góc này góc nọ, không đi đường này đường kia để lánh nạn. Giờ nghĩ lại, chẳng bao giờ thấy các vị ở phòng công tác sinh viên, hay phòng hành chính quản trị của trường có động tác nào để cảnh báo hay để dẹp cái nạn ấy. 

Chuyện đó không chỉ có ở trường đại học của tôi. Những hành lang dài trong làng đại học Thủ Đức cũng ám ảnh. Tôi còn nhớ một sinh viên năm nhất đi học quân sự đã khóc nức nở khi chạy ra tới bãi giữ xe, mặt mày xanh mét: “Em bị một thằng chặn lại trên đường ra lấy xe”. Nhiều tháng sau, em nói mình vẫn thấy nhục nhã, thấy mình bị vấy bẩn vì chuyện đó, dù hắn không hề chạm vào em. 

Chúng tôi đã có những năm tháng ám ảnh - Ảnh minh họa
Chúng tôi đã có những năm tháng ám ảnh - Ảnh minh họa

Được đến trường là một may mắn, ai cũng biết vậy, nhưng đến trường cũng là một nỗi ám ảnh. Nhiều người lớn không nhắc đến, không phải vì họ không bị, mà chỉ vì họ muốn quên đi. Tôi biết mình đã may mắn sống sót mà không chịu quá nhiều thương tổn. Tôi cũng biết nhiều bạn bè của tôi đã phải nuốt những vết thương đau đớn đó vào lòng, bởi có bộc lộ ra cũng không ai, không phương thuốc nào chữa được. Những di chứng từ vết thương ấy, vì thế, cũng không thể đo đếm được. 

Rất nhiều khi chúng trở thành những vết hằn trong tính cách, trong suy nghĩ. Khó mà hạnh phúc một cách trọn vẹn, khi trong mình chứa những khoảng tối ám ảnh như thế, khi bản thân mình còn chưa thể động chạm tới, nghĩ thật hết, nhìn thật thấu đáo con người mình. 

Có cách nào không? Tôi không nghĩ ra được cách nào khác, ngoài việc đưa đón con mình đi học mỗi ngày. Nhưng tôi chỉ đưa con tới được cổng trường là hết. May ra thì con sẽ không bị bắt nạt trên đường đi học. Nhưng nghĩ tới những nguy cơ có thể đang chực chờ đâu đó, tôi thấy mình chỉ còn một cách cầu mong mà thôi. Tôi cầu mong con mình sẽ sống sót. 

Hoàng Mai

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
  • Long Saigon 06-12-2020 09:37:09

    Nên cho con mình chơi thể thao, tập võ, dù là trai hay gái, để cháu khỏe mạnh và tự tin. Thêm nữa cho các cháu sinh hoạt cộng đồng để mạnh dạn phát biểu. Tóm lại khỏe mạnh và tự tin giúp các cháu tự bảo vệ bản thân.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Bước ra vùng định kiến

    Bước ra vùng định kiến

    16-03-2024 06:28

    Nghe chị vui vẻ tự nhận mình là “gái ế”, chúng tôi thường tự hỏi: "Sao chị xinh đẹp, chăm chỉ kiếm tiền thế mà lại không ai yêu? Vô lý!".

  • Vì tiếc tiền, chồng lạnh lùng trước nỗi đau của tôi

    Vì tiếc tiền, chồng lạnh lùng trước nỗi đau của tôi

    15-03-2024 06:09

    Tôi lập gia đình ở tuổi 35. Độ tuổi ấy, ở quê tôi đã là “ế chỏng chơ”. Nhưng với lối sống thành thị thì bình thường.

  • Sạch sẽ gọn gàng quá mức, có phải tôi bị bệnh OCD?

    Sạch sẽ gọn gàng quá mức, có phải tôi bị bệnh OCD?

    14-03-2024 17:12

    Ưa thích sạch sẽ là điều rất bình thường và nên khuyến khích. Thế nhưng sạch sẽ quá mức lại gây áp lực cho chính bản thân và những người xung quanh.

  • Tập khen con dâu

    Tập khen con dâu

    14-03-2024 11:35

    Những bậc phụ huynh xưa thường dựa vào tuổi đời để mặc định mình thuộc hàng “chiếu trên”. Tuy nhiên, đời sống bây giờ đã thay đổi.

  • Cô ấy chỉ yêu… chính mình

    Cô ấy chỉ yêu… chính mình

    14-03-2024 06:11

    Anh lờ mờ nhận ra mình đang chìm đắm trong một mối quan hệ… độc hại, bởi cô cư xử theo kiểu không phân biệt được đúng - sai...

  • Mẹ có rể Tây

    Mẹ có rể Tây

    13-03-2024 12:40

    Câu chuyện diễn ra tốt đẹp thật. Rể Tây quý vợ, quý cả mẹ vợ. Giờ bà yên tâm buôn bán, đi chùa nấu ăn, vui vẻ lắm.

  • Không nỡ ly hôn khi chồng thất nghiệp

    Không nỡ ly hôn khi chồng thất nghiệp

    13-03-2024 06:02

    Hôn nhân của chúng tôi lạnh nhạt từ nhiều năm nay. Con cái đã lớn, tôi tính chuyện ly hôn nhưng chẳng may chồng tôi lại đang thất nghiệp.

  • Bất ngờ khi thấy vợ rao bán quà tặng của chồng

    Bất ngờ khi thấy vợ rao bán quà tặng của chồng

    12-03-2024 18:21

    Khang phát hiện vợ mang quà tặng rao bán trên mạng. Tâm sốc khi thấy quà mình tặng nàng nằm trong thùng rác.

  • Muốn đi bước nữa nhưng sợ tài sản ly tán

    Muốn đi bước nữa nhưng sợ tài sản ly tán

    12-03-2024 13:43

    60 tuổi, chú tôi phân vân việc đi bước nữa, ông lo bị phân tán số tài sản dành dụm cả đời.

  • Giá ngày đó em chọn chồng kỹ hơn

    Giá ngày đó em chọn chồng kỹ hơn

    12-03-2024 06:07

    Cuộc sống thiếu thốn khiến Hậu hay nghĩ ngợi mông lung. Càng nghĩ lại càng thấy chồng mình không bằng chồng người ta.

  • Ra ngoài váy áo lộng lẫy, ở nhà nhếch nhác không ai ngờ

    Ra ngoài váy áo lộng lẫy, ở nhà nhếch nhác không ai ngờ

    11-03-2024 18:32

    Người ưa sạch sẽ, ăn mặc gọn đẹp thì nhà cửa cũng sạch sẽ chứ, sao lại có trường hợp mâu thuẫn vậy?

  • Đi bước nữa sẽ khó dạy con?

    Đi bước nữa sẽ khó dạy con?

    11-03-2024 12:41

    Mẹ con tôi đã sống yên ổn, tự nhiên tôi rước một người về, người ấy không giúp tôi và con mà còn gây căng thẳng triền miên.

  • Giấu chồng

    Giấu chồng

    11-03-2024 06:37

    Chị em nào đưa hình lên nhiều thì họ bảo “nhỏ đó khoe chồng, khoe con, flex quá đáng”, đưa ít hoặc không đưa thì họ đồn đoán đã ly hôn...

  • "Né" ánh mắt chồng

    "Né" ánh mắt chồng

    10-03-2024 19:43

    Người ta khuyên chỉ nên xem đây là một thói tật thường tình bị mang theo lên giường, không nên cố… nâng quan điểm.

  • Ngoài tật cá độ thì chồng rất tốt

    Ngoài tật cá độ thì chồng rất tốt

    10-03-2024 14:52

    Tôi mà dây dưa với chồng thì suốt đời trả nợ cho anh, các con lại bị ám bởi một tấm gương xấu.

  • Cân đo một đời

    Cân đo một đời

    10-03-2024 06:13

    Cân đo lắm cũng chỉ phí một đời. Mợ Gấm đã băng ra khỏi cánh cổng ấy, đã quyết định cắt may giấc mơ đời mình trên mảnh gấm sang trọng.

  • Chồng không ghen, cũng lo

    Chồng không ghen, cũng lo

    09-03-2024 17:43

    Cha ngoại tình, mẹ dành cả 30 năm chạy theo cha để ghen. Tuổi thơ của cô chỉ toàn cãi cọ, đổ vỡ chén đĩa, đồ đạc, tổn thương và sợ hãi.

  • Biết đâu chồng có chuyện khó nói

    Biết đâu chồng có chuyện khó nói

    09-03-2024 15:40

    Hân rơi vào cảm xúc tiêu cực sau những cư xử kỳ lạ của chồng. Đêm qua cô đã nghĩ đến phương án chia tay.