Sài Gòn những ngày giãn cách qua nét vẽ của hoạ sĩ Lê Sa Long

26/06/2021 - 15:17

PNO - Một Sài Gòn tĩnh mịch hơn vào buổi đêm, một đứa trẻ ngoái chào gia đình trước khi vào khu cách ly vì mắc COVID-19... được hoạ sĩ Lê Sa Long đưa vào tranh vẽ.

Hoạ sĩ Lê Sa Long cho biết anh đã vẽ được 40 bức tranh liên quan đến dịch COVID-19 và vẫn đang trong quá thực hiện một số sức còn lại. Những chủ đề được họa sĩ chọn đưa vào tranh khá gần gũi, như những lát cắt nhỏ của cuộc sống người Sài Gòn mà anh đã chứng kiến, được nghe, được đọc trong nhiều ngày qua.

Theo chia sẻ từ hoạ sĩ Lê Sa Long, từ tháng 5, anh bắt đầu đi và ký hoạ những hình ảnh khác lạ của Sài Gòn trong dịch bệnh. Về sau, khi lệnh giãn cách toàn thành phố được áp dụng, những chuyến đi rong thay bằng việc vẽ lại từ ảnh chụp giàu cảm xúc của bạn bè, người quen hay trên mạng.

Bức ảnh vẽ đường Ngô Đức Kế, quận 1 những ngày đầu giãn cách. Họa sĩ Lê Sa Long chia sẻ khu đường Ngô Đức Kế thường ngày rất sầm uất nhưng ngày dịch, chỉ có vài ánh đèn vàng le lói dưới cơn mưa đêm.
Bức ảnh vẽ đường Ngô Đức Kế, quận 1, TPHCM trong ngày đầu giãn cách xã hội. Họa sĩ Lê Sa Long chia sẻ khu đường Ngô Đức Kế thường ngày rất sầm uất nhưng từ khi dịch bệnh biến diễn phức tạp hơn, đường phố chỉ có vài ánh đèn vàng le lói dưới cơn mưa đêm.

Trong một số tranh vẽ đăng tải trên trang cá nhân, hoạ sĩ Lê Sa Long khiến người đọc bồi hồi khi hình thấy một Sài Gòn khá khác biệt với thương ngày, bớt nhộn nhịp hơn, bớt sầm uất hơn nhưng có một điều vẫn không thay đổi, đó là sự nghĩa tình, lòng bao dung, thương người.

Họa sĩ Lê Sa Long chia sẻ, tại Sài Gòn, không chỉ đến dịch bệnh mọi người mới giúp đỡ nhau mà thường ngày, những thùng trà đá miễn phí, thùng bánh mì, quần áo 0 đồng, quán cơm 2.000 đồng... vẫn luôn ở đó cưu mang những hoàn cảnh khó khăn. Bức tranh vẽ gian hàng 0 đồng, bức vẽ một người tốt bụng niềm nở giúp đỡ người bán vé số khiến người xem xúc động.

Hoạ sĩ Lê Sa Long không sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn nhưng sau 30 năm lập nghiệp tại vùng đất này, hành trình đó cũng đủ dài để anh dành tình cảm cho từng góc phố, hàng cây, ngõ nhỏ. "Tôi tin Sài Gòn thân thương sẽ vượt qua cơn “cúm” này thôi. Vì sao ư? Vì Sài Gòn là Sài Gòn mà. Thế thôi!", họa sĩ Lê Sa Long chia sẻ.

Trên trang cá nhân, ở mỗi bức hình, đôi khi họa sĩ Sa Long chú thích cặn kẽ để người xem hiểu hơn về nguồn cảm hứng vẽ tranh nhưng đôi lúc, anh chỉ ghi một câu ngắn ngủi vì những gì cần nói đã thể hiện hết trên tranh.

Mùa dịch COVID-19, vẽ không chỉ để giãi bày những xúc cảm bên trong, mà vẽ là để khơi lên lòng trắc ẩn, tình thương hay khơi gợi một hành động, một ý thức từ người xem. Với hoạ sĩ Lê Sa Long, vẽ còn để thể hiện niềm biết ơn của anh đối với vùng đất đã cưu mang những người con xa xứ đến đây học tập, làm việc và có khi, họ gắn bó cả một phần đời còn lại.

Sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, hoạ sĩ Lê Sa Long sẽ tổ chức triển lãm và in sách ảnh kỷ niệm ngày Sài Gòn vượt qua dịch bệnh. Một phần tiền bán sách sẽ được gửi vào quỹ giúp đỡ người nghèo. Riêng đối với một số bức vẽ chân dung các nhân vật cụ thể sẽ được anh gửi tặng nhân vật như một lời cảm ơn của anh đối với nghĩa cử cao đẹp từ họ.

Một góc hồ Con Rùa, quận 1 được giăng dây
Một góc hồ Con Rùa, quận 1 được giăng dây trong ngày thành phố thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Đây là góc phố quen, chất chứa nhiều kỷ niệm với hoạ sĩ vì cách đây 30 năm, khi mới đến Sài Gòn, anh từng nhiều lần đến đây, ăn những món ăn lạ lẫm.
Chiếc ghế
Một góc Sài Gòn vắng lặng trong ngày giãn cách qua nét vẽ của hoạ sĩ Lê Sa Long.
Một bức ảnh
Một bức ảnh cho thấy tinh thần tương thân tương ái giữa những ngày người dân lao động tại thành phố gặp nhiều khó khăn. 
Gian hàng 0 đồng, ấm tình người
Gian hàng 0 đồng, ai dư thì cho, ai cần thì lấy qua nét vẽ của họa sĩ Lê Sa Long.
Cô bé
"Chiến binh nhí" 5 tuổi một mình đi điều trị COVID-19. Gia đình của em trước đó có người mắc COVID-19, và thuộc diện F1 cách ly tập trung nên một mình em được đưa đi điều trị riêng. Cảnh em bé lọt thỏm trong bộ quần áo bảo hộ đi từng bước lên xe khiến nhiều người xót xa.
Hình ảnh bác sĩ làm thay vai trò người mẹ, cho em bé uống sữa trong
Câu chuyện cảm động mà bác sĩ Phạm Thị Thanh Thúy (30 tuổi, Bệnh viện Trung Vương) chia sẻ đã được họa sĩ Sa Long đưa vào tranh. Bác sĩ Thúy cho biết bố mẹ và anh trai của cháu bé đang được điều trị COVID-19. Thấy bé gái 7 tháng tuổi, gần bằng tuổi con mình đã sớm phải xa mẹ, bác sĩ Thúy thương xót, làm thay vai trò người mẹ. Chị cho em bé uống sữa, chăm sóc, tắm rửa... để giúp những ngày tháng tuổi thơ của con tại bệnh viện phần nào đó được giống như khi còn ở nhà.

Diễm Mi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI