Phạt đinh tặc 500 triệu: Không nên giao quyền cho địa phương

07/10/2015 - 07:09

PNO - “Đinh tặc” đang dần trở thành quốc nạn, nỗi ám ảnh của các tài xé trên mọi cung đường nên việc xử lý triệt để cần giao cho công an.

Chiều ngày 6/10/2015, Phunuonline đã có cuộc trao đổi với ông Trần Du Lịch – Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP.HCM về quy định xử phạt “đinh tặc” lên tới 500 triệu đồng trong Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) của Bộ Tư pháp đang gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Được biết, cuối tháng 9/2015, Đoàn ĐBQH TP.HCM đã tổ chức Hội thảo góp ý về Dự thảo này.

PV: - Trong Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) của Bộ Tư pháp đề xuất Điều 270 với nội dung: Người nào cố ý đặt, rải đinh hoặc vật sắc nhọn trên đường bộ thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

Phạm tội từ hai lần trở lên, hoặc rải đinh, vật sắc nhọn tại tuyến đường cao tốc, đèo dốc nguy hiểm… thì bị phạt tiền đến 500 triệu đồng, phạt tù đến 5 năm. Thậm chí, nếu tái phạm nguy hiểm, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù đến 12 năm. Quan điểm của ông về hình thức xử lý này như thế nào?

Ông Trần Du Lịch – ĐBQH TP. HCM: - Thực tế có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm, gây hậu quả nghiêm trọng về người và của do “đinh tặc” gây lên. Chính vì thế, Dự thảo Bộ Luật hình sự (chỉnh sửa) có đề xuất điều luật cụ thể xử phạt những đối tượng rải đinh là hoàn toàn chính xác, tôi hoàn toàn ủng hộ vấn đề này. Còn việc mức hình phạt như thế nào thi còn phải cân nhắc sao cho hợp lý.

Phat dinh tac 500 trieu: Khong nen giao quyen cho dia phuong
Ông Trần Du Lịch - Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP. HCM.
PV: - Tất cả đều đồng tình với việc xử phạt “đinh tặc” nhưng xử phạt như nào, xử phạt ra sao thì có nhiều ý kiến dư luận trái chiều. Người cho rằng nên chú trọng hình thức phạt tù, ngược lại cũng có người khẳng định phải “đánh” vào kinh tế mới đủ sức răn đe. Còn ông thì sao?

Ông Trần Du Lịch: - Theo tôi cần phải tiến hành song song cả hai hình thức phạt, trong đó đề xuất hành vi cố tình rải đinh gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm hình sự, bị phạt tù là hoàn toàn chính xác.

Thực tế cho thấy, có người sợ phạt tù hơn nhưng cũng có trường hợp lại lo lắng khi bị đánh vào kinh tế. “Đinh tặc” trở thành nỗi ám ảnh của tài xế. Trường hợp nào nghiêm trọng, tái phạm nhiều lần thì phải kết hợp cả hai để đủ sức răn đe và đền bù thiệt hại.

PV: - Nói về việc xử lý “đinh tặc”, ông Trần Phước Anh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Đồng Nai cho biết: "Dù đã nhiều lần lên tiếng xử phạt những người có hành vi vi phạm rải đinh trên đường, nhưng chưa bao giờ xử phạt nghiêm khắc được.

Tôi cho rằng, điều quan trọng là địa phương phải quản lý chặt chẽ hơn thì mới kiểm soát được. Bởi vì, nếu muốn ngăn chặn thì phải phòng ngừa tận gốc, con đường nào cũng chịu sự quản lý của các địa phương, nên việc quan trọng cần làm hiện nay là đưa quyền giám sát về các địa phương”. Ông có đồng tình với hướng đề xuất này không?

Ông Trần Du Lịch: - Tôi cho rằng, không nên giao quyền quản lý xử lý “đinh tặc” cho chính quyền địa phương bởi đây là tội phạm hình sự, có tính chất nghiêm trọng thì cần phải để cơ quan công an điều tra xử lý để mang tính chất răn đe. Còn địa phương chỉ đảm bảo công tác tuyên truyền chứ không thể giải quyết tận gốc vấn đề tội phạm.

Phat dinh tac 500 trieu: Khong nen giao quyen cho dia phuong
Vật dụng nhiều đối tượng rải trên các tuyến đường quốc lộ gây nguy hại cho người tham giao giao thông.
PV: - Thực tế cho thấy, nhiều đối tượng rải đinh bị cơ quan chức năng bắt giữ nhưng vẫn tìm cách né tránh khi khai rằng do “vô tình” để vật nhọn ra đường. Thường với những lý do như thế, cơ quan chức năng không đủ cơ sở để kết tội xử lý…

Ông Trần Du Lịch: - Cách biện minh này không hoàn toàn phụ hợp, vật dụng đinh tặc rải ngoài đường có những đặc thù riêng, nó rất nhọn và cứng, hình ảnh cũng to khác hẳng với những cái đinh đóng ở cửa, ở nhà.

Không những thế, anh không thể biện minh được cho việc “vô tình đánh rơi đinh” nhiều lần trên cùng một đoạn đường. Ngoài ra, những bằng chứng khác cũng cần phải được củng cố để công an chức minh tội danh của “đinh tặc”.

PV:-  Còn chuyện xử lý các cơ sở bơm vá săm lốp, cứu hộ lưu động câu kết với các đối tượng rải đinh ngoài đường thì sao thưa ông?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI