Ông chủ xưởng điêu khắc tật nguyền nỗ lực cảm hóa thiếu niên hư hỏng

11/09/2015 - 08:04

PNO - Chàng trai “thổi hồn” vào gỗ này đã đào tạo miễn phí cho khoảng 50 thanh thiếu niên - phần lớn từng hư hỏng, ăn chơi lêu lổng.

Không may bị bại liệt teo cả hai chân phải đi nạng từ lúc 4 tuổi, nhưng quyết vượt lên số phận, anh Lê Tiến Vỹ (39 tuổi, trú tại thôn Thi Phương, xã Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam) trở thành chủ nhân của cơ sở gỗ mỹ nghệ Lạc Việt. Đáng trân trọng hơn khi chàng trai “thổi hồn” vào gỗ này đã đào tạo miễn phí cho khoảng 50 thanh thiếu niên - phần lớn từng hư hỏng, ăn chơi lêu lổng hay vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà nghỉ học giữa chừng - thành thợ, có thu nhập ổn định.

Cảm hóa trẻ hư

Không quá khó khi tìm đường đến với cơ sở gỗ mỹ nghệ của Vỹ tại thôn Thi Phương, xã Điện Phong. Ngay từ đầu hẻm đã vang tiếng đẽo, đục và cả những tiếng cười nói của gần 20 người thợ ở lứa tuổi từ 16 - 20. Tất cả đều có đặc điểm chung là từng hư hỏng, ăn chơi lêu lổng hay vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà nghỉ học giữa chừng.

Theo lời anh Vỹ, xưởng điêu khắc gỗ Lạc Việt của mình, thợ lớn tuổi nhất chỉ mới có 20 tuổi, nhưng đã có đến 7 năm làm nghề. Từ thợ đến học viên đều là con em người dân ở đây. Các em đều như anh ngày trước, rất khó khăn, có em còn mồ côi cả cha lẫn mẹ. Khi nhận các em vào xưởng làm việc, anh Vỹ chỉ nghĩ đơn giản là làm sao để các em có công ăn việc làm, tự nuôi sống được bản thân…

Trong những trường hợp này, anh Vỹ chủ động tìm đến nhà động viên gia đình cho con em đến cơ sở của mình để học nghề. Truyền đạt nghề nghiệp cho các em, anh Vỹ không đòi hỏi 1 đồng thù lao. Để truyền đạt nghề nghiệp cho những thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt như thế này khó khăn vô cùng.

Nhưng trong thâm tâm của anh Vỹ, các học viên ở đây đều là người em trong gia đình. Anh chưa bao giờ xem mình là chủ, các em là kẻ làm thuê. Công việc điêu khắc cần sự tỉ mỉ, cần cù, vậy nên ngoài việc dạy nghề anh Vỹ còn luôn động viên các em trong cuộc sống bằng tấm chân tình của một người anh, người thầy.

Ong chu xuong dieu khac tat nguyen no luc cam hoa thieu nien hu hong
Anh Vỹ đang chỉ dạy những học viên.

Đang làm việc tại cơ sở Lạc Việt, chàng trai trẻ Phan Phước Hiệp, 19 tuổi, cho biết, cách đây 1 năm, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em nghỉ học sau khi hoàn thành lớp 12. Sau đó, Hiệp đến cơ sở của anh Vỹ và được nhận để học nghề. Không những miễn phí mà anh Vỹ còn rất nhiệt tình chỉ bảo Hiệp cũng như các học viên khác, ngoài ra các học viên này đều được hỗ trợ tiền tiêu dùng hằng tháng.

Còn học viên Phan Hiếu cho biết, ngày trước nghiện game nên đã bỏ học giữa chừng. Rồi chính anh Vỹ đã khuyên Hiếu về xưởng Lạc Việt và truyền đạt cho cậu công việc điêu khắc trên gỗ.

Và cũng vì nhận được sự giúp đỡ tận tình của anh Vỹ, nhiều thanh thiếu niên ham chơi, lêu lổng đã thay đổi bản thân, chăm lo làm việc, thu nhập ổn định góp phần cải thiện kinh tế gia đình. Em H. tâm sự: “Em học tới lớp 8 thì nghỉ học ở nhà, ham chơi lang thang. May mà nhờ anh Vỹ tận tình giúp đỡ cho em cái nghề. Hồi mới vào em chưa làm được gì nhiều, nhưng sau 3 năm thì em đã thành thạo, làm được nhiều sản phẩm. Tất cả đều là nhờ anh Vỹ động viên, giúp đỡ cho em”.

Vậy là sau 7 năm thành lập, cơ sở điêu khắc Lạc Việt không những nuôi sống gia đình anh Vỹ mà giờ đây còn là nơi cưu mang nhiều em bỏ học giữa chừng, hoặc không có công ăn việc làm trở nên có thu nhập ổn định từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.

Người thầy trên “đôi chân gỗ”

Lê Tiến Vỹ là con út trong một gia đình nghèo thuần nông có đến 7 anh em tại xã Điện Phong, huyện Điện Bàn. Lúc lên 4 tuổi, sau một cơn sốt bại liệt, đôi chân của anh bắt đầu teo tóp, không cử động được. Dù nghèo khó, túng quẫn nhưng gia đình vẫn chạy vạy chữa bệnh cho con, song lực bất tòng tâm. Được sự động viên của gia đình và bạn bè, Vỹ vẫn tiếp tục đến trường bằng đôi nạng gỗ. Thế nhưng học hết cấp 2 thì Vỹ đành khép lại ước mơ của mình vì con đường từ nhà đến trường rất xa.

Ong chu xuong dieu khac tat nguyen no luc cam hoa thieu nien hu hong
Anh Lê Tiến Vỹ - Ông chủ cơ sở gỗ mỹ nghệ Lạc Việt.

Tưởng chừng ước mơ của chàng thanh niên bại liệt này đã đi vào ngõ cụt, trong một lần tình cờ đi ngang qua xưởng điêu khắc gỗ Âu Lạc (thôn Cẩm Phú), Vỹ thấy ấn tượng với những vật dụng bằng gỗ được điêu khắc tinh xảo. “Tại sao những khúc gỗ mà lại biến thành hoa lá, tượng người, rồng rắn thế này được?”. Suy nghĩ đó liền sáng vụt lên trong đầu anh. Anh cầm những sản phẩm đó say mê ngắm nghía và quyết định xin ông chủ xưởng gỗ Âu Lạc vào học nghề.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI