Chuyện tình như tiểu thuyết của nữ điều dưỡng và người lính bị chấn thương não

08/09/2015 - 09:20

PNO - Chuyện tình như tiểu thuyết của nữ điều dưỡng và người lính bị chấn thương não

Về thực tập tại Viện điều dưỡng tỉnh Thái Nguyên, cô sinh viên Nông Thị Phượng (sinh năm 1989) đã gặp và đem lòng thương yêu anh Nguyễn Phú Tài, một người lính vừa được đưa về điều trị ngoại trú tại viện với thể trạng mất một phần hộp sọ, dẫn đến việc liệt một tay và một chân. Tình yêu đầu đời của cô sinh viên đầy thánh thiện, trong trẻo như một thanh âm réo rắt giữa những điệp khúc buồn.

Chuyen tinh nhu tieu thuyet cua nu dieu duong va nguoi linh bi chan thuong nao
Cặp đôi Nông Thị Phượng và Nguyễn Phú Tài.

Thoát khỏi lưỡi hái tử thần

Trước khi trở thành bệnh nhân của Phượng, Tài là quân nhân (thuộc biên chế Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 601, Quân khu I). Vào một buổi trưa tháng 9/2008, khi đang cùng đồng đội ngồi trên xe tải di chuyển trên đường thuộc thị trấn Ba Hàng (Thái Nguyên),tự nhiên anh Tài thấy mắt mình tối sầm lại, tay chân cứng đờ như bị ai nắm chặt… Trong phút chốc anh ngã ra khỏi xe, đầu đập mạnh xuống nền đường, bất tỉnh nhân sự.

Được đồng đội đưa vào Bệnh viện 91 của tỉnh cấp cứu nhưng tình trạng quá nặng, anh được chuyển gấp về Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội).

Bác sỹ sau khi thăm khám dự đoán, khả năng sống sót của anh chỉ là 1%. Mẹ Tài, bà Nguyễn Thị Chinh, sau khi nghe tin con trai mình gặp chuyện chẳng lành, cũng vội vàng lên Hà Nội, bà nắm tay các bác sĩ, miệng khẩn khoản cầu mong các lương y ra sức cứu con mình.

Sau một thời gian tích cực cứu chữa, anh Tài qua được cơn nguy kịch nhưng anh vẫn như một khúc gỗ khô, nằm bất động mê man trên giường. Những ngày anh ở viện điều trị, mẹ anh quyết định bỏ hết công việc ở quê để lên hẳn Hà Nội chăm sóc con.

Của cải trong nhà, kể cả tư trang cá nhân bà Chinh cũng bán đi để lo cho con qua cơn hiểm nghèo. Đúng như tiên liệu của các bác sĩ, mấy tháng sau tai nạn, anh vẫn không thể tỉnh lại.

Cũng có lúc, bệnh viện đề xuất với bà Chinh phương án đưa anh Tài về bệnh viện tỉnh để điều trị, thực chất đó như một lời nhắn nhủ cho người thân về khả năng không thể cứu vãn được sự sống của anh. Nhưng thêm một lần nữa, bà Chinh lại van nài bệnh viện cho con mình được ở lại.

Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra sau 9 tháng ròng rã điều trị, anh Tài tỉnh dậy trong sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, kể cả những bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị cho anh. Tỉnh dậy, sức khoẻ của anh nhanh chóng được phục hồi, song do một phần hộp sọ bị va đập quá mạnh, gây tổn thương khiến một cánh tay và bên chân của anh bị liệt.

Tình yêu thấm đẫm hi sinh

Sau khi tỉnh lại và có những chuyển biến tốt, anh Nguyễn Phú Tài được gia đình xin về điều trị tại Bệnh viện 91 và sau đó là Viện điều dưỡng của tỉnh Thái Nguyên.

Những ngày tiếp theo, bà Chinh vẫn phải một mình chạy đi chạy lại chăm sóc anh. Anh Tài dù đã có những phục hồi tốt, nhưng do một phần hộp sọ đã mất, dẫn đến việc liệt tay, liệt chân buộc phải ngồi xe lăn.

Hình ảnh mẹ chăm con ấy cứ ám ảnh mãi trong cô nữ điều dưỡng viên tên là Nông Thị Phượng, lúc đó Phượng đang là sinh viên năm cuối của trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về thực tập.

Chuyen tinh nhu tieu thuyet cua nu dieu duong va nguoi linh bi chan thuong nao
Yêu Tài, Phượng đã phải chịu nhiều thiệt thòi và nước mắt…

Phượng kể lại, ấn tượng đầu tiên của cô với chàng bệnh nhân trên chiếc xe lăn ấy chính là một con người vui vẻ, thường đem lại niềm vui cho những người xung quanh. Phượng cũng dành nhiều thương cảm cho mẹ anh, người phụ nữ một mình tất bật lo toan cho con từ miếng cơm, giấc ngủ. Có lúc, Phượng thấy mẹ anh đứng lẩn ra một góc tường lặng lẽ khóc vì thương con.Ban đầu, Phượng xin với bà Chinh được hỗ trợ bà chăm sóc anh Tài.

Tuy nhiên, tình cảm giữa Phượng và Tài bắt đầu chuyển từ tình anh em sang tình yêu khi Tài phải trải qua một biến cố dữ dội, đó chính là khi anh nghe tin mối tình đầu của mình, người con gái anh dành trọn yêu thương mấy năm qua, đã đi lấy chồng.

Trước đó, sau khi nghe tin anh tai nạn, cô cũng đã chủ động rời xa anh dần, những chuyến thăm vội vã, những lời động viên xã giao đã khiến cho anh đoán định được sự lựa chọn của người yêu.

Phần anh, anh cũng hiểu rằng mình không thể nhẫn tâm để cho người con gái ấy phải chịu khổ bên mình, hơn nữa ở tuổi đó cô ấy cũng cần có một mái ấm để vun vén, một người chồng khỏe mạnh đủ để lo toan cho gia đình, chứ không phải là ngồi chờ đợi một người chưa biết được tương lai thế nào như anh.

Nghĩ vậy, nhưng khi đêm xuống, không gian tĩnh mịch bao phủ lấy những căn nhà cũ kỹ, sực lên mùi thuốc ấy thì anh mới trở về với những suy nghĩ bản năng của mình, rồi bất chợt anh khóc rưng rức trong đêm.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI