Những lần tranh Việt bị nghi giả trên sàn đấu giá quốc tế

04/07/2022 - 17:39

PNO - Mới đây, bức "Mẹ con", đề tên danh hoạ Lê Văn Đệ, bán trong phiên Classic Sale của Drouot (1/7), giá 43.000 Euro (hơn 1 tỷ đồng), bị nghi giả.

 

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cho biết bức Mẹ con (ảnh trái) có khả năng lớn sao chép từ tranh Nắng hè (ảnh phải) của danh hoạ Lê Văn Đệ
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cho biết bức Mẹ con (ảnh trái) có khả năng lớn sao chép từ tranh Nắng hè (ảnh phải) của danh hoạ Lê Văn Đệ. Theo ông, bức Mẹ con trông cẩu thả, vụng về, màu sắc gương mặt nhân vật, mắt và mày quá đậm. Chất liệu vẽ tranh mỏng, màu tranh khá mới. Trên tranh có đề Hanoi 1932, nhưng thời điểm này hoạ sĩ Lê Văn Đệ đang theo học tại Pháp. Bức Mẹ con từng được bán 67.000 euro (khoảng 1,6 tỷ đồng) vào năm 2016. Vì thế, ông đánh giá có thể người mua trước bị hớ nên bán lại với mục đích gỡ gạc.
Hồi giữa tháng 6, bức Thiếu nữ trong vườn đề tên hoạ sĩ Lê Phổ được rao bán trên sàn Morning Star, ước tính có thể thu về 20.000 - 40.000 USD, nhưng bị nghi là tranh giả.
Hồi giữa tháng 6, bức Thiếu nữ trong vườn đề tên hoạ sĩ Lê Phổ được rao bán trên sàn Morning Star, ước tính có thể thu về 20.000 - 40.000 USD, nhưng bị nghi là tranh giả.
Tháng 9/2021, Chuẩn bị cho phiên đấu giá Ngày giảm giá nghệ thuật hiện đại vào ngày 10/10, Sotheby’s đăng trên website bức bình phong sơn mài gỗ L'image traditionnelle d'une maison de paysan (Hình ảnh một nhà tranh truyền thống) đề tên họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ. Mức giá dự kiến 700.000-1.000.000 HKD (2-2,9 tỷ đồng).
Tháng 9/2021, Sotheby's đăng trên website bức bình phong sơn mài gỗ mang tên L'image traditionnelle d'une maison de paysan (Hình ảnh một nhà tranh truyền thống) đề tên họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ để chuẩn bị cho phiên đấu giá Ngày giảm giá nghệ thuật hiện đại. Mức giá dự kiến cho tranh này 700.000 - 1.000.000 đô la Hồng Kông (2-2,9 tỷ đồng). Hoạ sĩ Nguyễn Bình Minh, con gái hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ lên tiếng khẳng định tranh này là giả. 
Bức tranh gốc mang tên Nhà tranh gốc mít của hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua vào năm 1960, Sau khi tác phẩm đạt giải A ở Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc.
Bức tranh gốc mang tên Nhà tranh gốc mít của hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua vào năm 1960, Sau khi tác phẩm đạt giải A ở Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc. Hiện, tranh vẫn được trưng bày tại bảo tàng. Việc Sotheby's ghi chú bức tranh đấu giá "tương đương" với tranh gốc của Nguyễn Văn Tỵ bị chỉ trích. 
Tháng 6/2021, nhà đấu giá Larasati (Singapore) giới thiệu 3 tác phẩm: Biển (sơn dầu trên carton, phía trên bên trái), Hai diễn viên chèo cầm quạt (sơn dầu trên bìa cứng, phía trên bên phải) và hố với người đi xe đạp và xe bò - ảnh
Tháng 6/2021, nhà đấu giá Larasati (Singapore) giới thiệu 3 tác phẩm: Biển (sơn dầu trên carton, phía trên bên trái), Hai diễn viên chèo cầm quạt (sơn dầu trên bìa cứng, phía trên bên phải) và Phố với người đi xe đạp và xe bò (sơn dầu trên bìa cứng, dưới), với mức giá dao động từ 7.500 - 13.500 USD. Hoạ sĩ Nguyễn Thanh Bình, nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi đặt nghi vấn các tranh này là tranh giả. Một nhà sưu tầm giấu tên nói với tranh của Bùi Xuân Phái thì mức giá này thấp không thể tưởng vì giá tranh của các tác phẩm mỹ thuật Đông Dương tăng chóng mặt. 
Sotheby's từng đưa ra đấu giá hai bức: Lá thư (trái) của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và Hai cô gái (phải) của hoạ sĩ
Sotheby's từng đưa ra đấu giá hai bức: Lá thư (trái) của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và Hai cô gái trước bình phong (phải) của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. Bức Lá thư được định giá 101.000 - 191.000 USD, còn bức Hai cô gái từ 7.600 - 11.000 USD. Tuy nhiên, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lên tiếng, khẳng định đây mới là đơn vị giữ hai tranh gốc. Hai tác phẩm được bảo tàng mua từ thập niên 1960, có đầy đủ bằng chứng, hồ sơ pháp lý để chứng minh nguồn gốc. Sau đó, Sotheby's đã rút tranh của hai hoạ sĩ Việt khỏi trang web. 
Tranh La Famile được Sotheby's mang đấu giá cũng bị nghi là tranh giả. Tranh được giới thiệu vẽ khoảng năm 1938 - 1940, chất liệu lụa, với giá khởi điểm 1,5 - 2,5 triệu đô la Hồng Kông, cao bậc nhất với tranh của hoạ sĩ Việt trên sàn đấu quốc tế. Tuy nhiên, tranh bị phát hiện bất thường do người phụ nữ trong tranh có đến 2 bàn tay trái, đồng thời nét vẽ cũng được cho rằng không phải của danh hoạ Lê Phổ. 
Tranh La Famile (Gia đình) được Sotheby's mang đấu giá cũng bị nghi là tranh giả. Tranh được giới thiệu vẽ khoảng năm 1938 - 1940, chất liệu lụa, với giá khởi điểm 1,5 - 2,5 triệu đô la Hồng Kông, cao bậc nhất với tranh của hoạ sĩ Việt trên sàn đấu quốc tế. Tuy nhiên, tranh bị phát hiện bất thường do người phụ nữ trong tranh có đến 2 bàn tay trái, đồng thời nét vẽ cũng được cho rằng không phải của danh hoạ Lê Phổ. Mắt của nhân vật dại, không có hồn.
Năm 2016, bức Thiếu nữ uống trà được trên website của nhà Auction.fr
Bức Thiếu nữ uống trà từng được rao bán trên website của nhà Auction.fr cũng bị nghi giả, với giá khởi điểm từ 15.000 - 20.000 Euro. Tranh được nhận xét bố cục vụng về, thiếu sự thơ mộng đặc trưng. Vị trí chữ ký, triện giả cũng bị nhận xét vụng về. 
Tranh gốc Thiếu nữ uống trà của danh hoạ Vũ Cao Đàm từng xuất hiện tại Bảo tàng Cernuschi. Tranh có màu nhạt, nét mờ
Tranh gốc Thiếu nữ uống trà của danh hoạ Vũ Cao Đàm từng xuất hiện tại Bảo tàng Cernuschi. Tranh có màu nhạt, nét mờ, nhạt nhòa do những lần giặt lụa và ảnh hưởng của thời gian. Gương mặt của nhân vật trong tranh khoan thai, phù hợp với việc thưởng trà.

Trung Sơn (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI