Những món bún miền Tây nóng hổi cho ngày mưa

03/08/2020 - 16:23

PNO - Bún quậy, bún cá, bún ba khía... đều có vị thơm đặc trưng hay chua cay nóng hổi để nhấm nháp vào ngày mưa.

 

Bún ba khía
Bún ba khía có hai thành phần chính là bún tươi, ba khía hấp nước dừa, ăn kèm ít rau thơm và nước mắm chua ngọt. Điểm thú vị của món ăn này là sự có mặt của ba khía, loài giáp xác chỉ có ở miền tây Nam bộ. Ảnh: An Huỳnh
bún cá lóc

Bún cá có mặt ở nhiều tỉnh thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Món ăn này không phải do người Việt sáng tạo mà du nhập từ Campuchia. 

ryrey
Bún cá có thành phần chính là cá lóc đồng. Luộc hay hấp chín, tách thịt, ướp gia vị rồi xào thơm. Cũng có nơi phi lê cá, ướp gia vị, chiên giòn. Tuy mỗi cách chế biến khác nhau nhưng một tô bún cá ngon là sự tổng hòa nước lèo có màu vàng do nghệ tươi, vị mặn thơm của mắm linh, mắm ruốc; vị cay cay đặc trưng của ngải bún (một loại của gia vị du nhập từ Campuchia). 
Bún quậy
Bún quậy hay bún tươi hải sản là một trong những món ngon nổi tiếng của đảo ngọc (Phú Quốc, Kiên Giang). Theo người dân địa phương, tên của món bún xuất phát từ việc món chấm kèm tự pha gồm bột canh, bột ngọt, đường, quất (tắc), ớt xay... sau khi cho vào chén phải quậy thật nhanh, thật mạnh tay để các nguyên liệu hòa quyện, tạo thành thứ nước chấm sánh mịn. 
bún quậy

Ngoài nước chấm, bún quậy cũng có cách "trình bày" khá lạ. Khi có khách gọi món, người bán lần lượt nén chặt chả mực, cá trích bằm nhuyễn vào thành tô, thêm ít gia vị, mực hấp chín rồi tưới nước lèo đang sôi vào, dùng độ nóng của nước làm chín cá và chả tôm, cuối cùng mới cho bún vào. Khi ăn, thực khách quậy đũa sao cho miếng chả tôm chín đỏ và cá trích bằm nổi lên trên mặt nước là ổn. Bún quậy được nêm khá vừa miệng. Phần nước chấm chủ yếu để chấm kèm hải sản trong tô bún. 

bún khèn
Bún khèn hay bún kèn được chế biến từ cá lóc đồng, bún tươi và các loại rau thơm. Song, khác với bún cá, thịt cá lóc trộn cùng gia vị gồm nghệ tươi và ngải bún, ớt, sả, xay nhuyễn rồi xào chín. Khi nước lèo của món bún sôi, thì cho phần cá lóc xay vào, tạo nên lớp thịt cá đẹp mắt.
bún khen
Khi dọn cho khách, người bán sẽ lần lượt cho bún, các loại rau sống như rau giá, dưa leo... và chà bông cá lên trên. Bún khèn ăn kèm nước mắm mặn hoặc ớt, chanh tùy sở thích. Ảnh: Internet
Bún nước lèo hay bị nhầm với bún mắm do dùng chung loại mắm để chế biến, nhưng thực tế là hai món khác nhau. Có nhiều nơi ở miền Tây bán món này nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến tô bún nước lèo Sóc Trăng. Thành phần gia vị thường có cây ngải bún để khử mùi tanh của mắm và khiến nước lèo thơm hơn. Nước lèo có độ trong, được một số nơi nấu chung với nước dừa nên có vị ngọt tự nhiên.  Bún nước lèo ăn kèm với cá lóc, tôm nguyên con, thịt heo quay và rau muống bào, hoa chuối xắt mỏng, giá cọng. Khách có thể nêm thêm chanh hoặc ớt tuỳ khẩu vị. Giá dao động từ 20.000 đồng một tô. Ả
Bún nước lèo phổ biến ở Trà Vinh đến độ khiến người ta quên luôn “gốc gác” của món ăn này ban đầu chỉ là món ăn của đồng bào người Khmer. Ảnh: An Huỳnh.
bún
Có "ngoại hình", hương thơm tương tự bún mắm nên bún nước lèo thường bị nhầm lẫn sang món bún "anh em" nhưng thực tế là hai món khác nhau. Bún nước lèo ăn kèm với cá lóc, tôm nguyên con, thịt heo quay và rau muống bào, hoa chuối xắt mỏng, giá cọng. Ảnh: Phúc Trần.
bún mắm hướng nghiệp á âu

Bún mắm có xuất xứ từ Campuchia. Khi du nhập vào Việt Nam, người dân đã khéo léo thay thế mắm prohok (bò hóc) của người Khmer, bằng mắm cá linh và mắm cá sặc - hai loại mắm cá phổ biến ở miền Tây. Nước dùng bún mắm có màu nâu, trong, vị ngọt và hương thơm đặc trưng. Ảnh: Hướng nghiệp Á Âu

bún gỏi dà (và) - Võ Quốc

Bún gỏi dà (và) được nhiều người giả thuyết là món bún có xuất phát điểm là gỏi cuốn, với các nguyên liệu quen thuộc như tôm, bún, rau, giá... nhưng do một số người không thích cuốn cuốn chấm chấm nên cho tất cả nguyên liệu vào tô, trộn chung với nước chấm gỏi rồi ăn như và (lùa) cơm. Người miền Nam phát âm "và" thành "dà" nên món ăn có tên gọi như vậy. Ảnh: Võ Quốc

Uyên Lâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI