Người Kurd lập chính quyền liên bang, Thổ sẵn sàng động binh?

17/03/2016 - 07:13

PNO - Việc một dải người Kurd nối liền luôn là điều kiến Thổ Nhĩ Kỳ lo sợ, bởi vậy Ankara đã phải cuống cuồng tìm mọi cách ngăn chặn điều này.

YPG định lập chính thể liên bang

Ngày 16/3, người Kurd ở miền Bắc Syria đã chính thức tuyên bố về kế hoạch thành lập chính thể liên bang, một thể chế được hy vọng có thể áp dụng trên toàn bộ đất nước.

Cụ thể, ba khu tự trị của người Kurd (YPG) ở Kurdistan (Rojava), miền Bắc Syria sẽ được hợp nhất và đặt tên là Liên bang miền Bắc Syria. Liên bang này là đại diện cho người  Kurd, người Turkmen, người Ả Rập ở miền Bắc Syria và là sự mở rộng khuôn khổ tự trị mà người Kurd và các nhóm dân tộc khác đã hình thành.

Việc thành lập chính thể liên bang dự kiến sẽ được thực hiện sau khi một hội nghị của người Kurd đang được tổ chức tại thị trấn Rmeilan, tỉnh Hassakeh, phía Bắc Syria kết thúc.

Nguoi Kurd lap chinh quyen lien bang, Tho san sang dong binh?
Liên bang của người Kurd Syria đang được hình thành.

Tuy nhiên, theo như người đại diện của Đảng liên minh dân chủ người Kurd ở Syria tại Moscow, Liên bang này không tách khỏi Syria, mà vẫn là một phần của Syria.

Tất nhiên, việc thành lập chính quyền liên bang của người Kurd ở miền Bắc Syria trên lý thuyết không được cả chính phủ Syria và phe đối lập ủng hộ. Và đây cũng là điều mà Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng bấy lâu. Tuyên bố này của YPG được đưa ra như một lời giải thích rất rõ cho những động thái cuống cuồng ngang dọc của Thổ trong những ngày qua.

Mới hôm 15/3, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp tục ban bố lệnh giới nghiêm tại khu vực Kaynartepe, quận Baglar thuộc thành phố lớn nhất Diyarbakir ở phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm đánh các phiến quân người Kurd ở khu vực này trong bối cảnh bùng phát các vụ đụng độ tại đây. Lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ 3h (1h GMT).

Còn nhớ trước đó 2 hôm (ngày 13/3), nhà chức trách Ankarac cũng đã áp đặt tình trạng khẩn cấp trong vòng 24 giờ tại hai thị trấn có đông người Kurd sinh sống tại nước này.

Văn phòng thống đốc tỉnh Hakkari, giáp biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Iraq và Iran, lệnh giới nghiêm sẽ được áp đặt tại thị trấn Yuksekova vào lúc 3 giờ sáng mai (14/3, giờ Việt Nam). Điều này cũng đồng nghĩa với việc, việc ra và vào thị trấn này sẽ bị cấm hoàn toàn.

Không lâu sau, nhà chức trách tỉnh Mardin cũng thông báo lệnh giới nghiêm suốt ngày đêm sẽ có hiệu lực ở thị trấn Nusaybin sát biên giới với Syria.

Giới phân tích cho rằng, việc Ankara đưa ra tuyên bố giới nghiêm các khu vực có đông người Kurd sinh sống chính là bước dọn đường để tiến hành một trận đánh lớn truy quét tới cùng lực lượng này.

Còn theo truyền thông Mỹ ngày 12/3, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng họ đã tiêu diệt 67 phiến quân người Kurd trong các cuộc không kích hôm 9/3 vừa qua nhằm vào các trại và địa điểm cất giấu đạn dược của lực lượng này ở miền Bắc nước láng giềng Iraq.

Theo nguồn tin, một số máy bay phản lực của Thổ Nhĩ Kỳ đã nhằm mục tiêu tấn công vào những địa điểm được các người Kurd sử dụng ở Qandil, Metina, Avasin, Haftanin và Basyan.

Trước đó, chính quyền Erdogan cũng để ngỏ kế hoạch B về khả năng đưa quân vào Syria bất chấp lệnh ngừng bắn, duy trì hòa bình tạm thời được các bên nỗ lực thông qua.

Thổ Nhĩ Kỳ đã nhìn thấy tương lai u ám?

Rõ ràng Ankara đã nhìn thấy tương lai về một nhà nước tự trị của người Kurd, đặc biệt khi lực lượng này được Nga, Mỹ hậu thuẫn và được công nhận là lực lượng ngoài chính phủ tiêu diệt khủng bố hiệu quả nhất, bởi vậy vị thế của YPG đang ngày một nâng cao. Vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ phải tiêu diệt bằng được lực lượng này.

Không chỉ nhằm vào người Kurd tại Syria, Ankara cũng phải tiếp tục tấn công sang cả Iraq, bởi nếu như lực lượng người Kurd ở đây tiếp tục giành thắng lợi thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nguy to.

Nguoi Kurd lap chinh quyen lien bang, Tho san sang dong binh?
Một cuộc không kích PKK trong đêm của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối năm 2015.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/3, các máy bay chiến đấu F-14 và F-16 nước này đã tiến hành không kích nhằm vào khu vực núi Qandil, miền Bắc Iraq. Đây là khu vực được coi là một trong những căn cứ chính của Đảng công nhân người Kurd tại Iraq. Hai kho vũ khí và tên lửa của lực lượng này đã bị phá hủy.

Người Kurd ở Syria đang kiểm soát dải đất chạy dài 400 km dọc theo biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, từ biên giới với Iraq đến sông Euphrates. Họ cũng kiểm soát một phần của biên giới Tây Bắc trong khu vực Afrin.

Người Kurd được xem là bộ phận dân tộc thiểu số đông đảo nhất tại Iraq và Syria khi lần lượt chiếm đến 20% và 30% dân số tại các nước này. Tại Iraq, họ thậm chí còn có chính quyền bán tự trị riêng cũng như có đại diện chủ chốt trong chính quyền trung ương, trong đó có cả tổng thống.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI