Nga bất ngờ gây sốc; Mỹ-liên quân đau đầu đổ vỡ kế hoạch B

16/03/2016 - 08:21

PNO - "Kế hoạch B" mà liên quân Mỹ chuẩn bị có sự trù bị về Nga, bởi vậy khi Moscow rút quân liên quân này trở nên lúng túng.

Theo lịch trình, ngày 14/3, tại Geneva, Thụy Sĩ dưới sự trung gian hòa giải của Liên Hiệp Quốc, cuộc đàm phán giữa chính quyền Syria và phe đối lập đã bắt đầu nhằm tìm giải pháp chấm dứt cuộc nội chiến đã kéo dài sang năm thứ 5.

Hòa đàm đã diễn ra và Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có đại diện danh chính ngôn thuận là Đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc, trưởng phái đoàn Chính phủ Syria Bashar al-Jaafari, khẳng định quan điểm cứng rắn tại hòa đàm.

Nga bat ngo gay soc; My-lien quan dau dau do vo ke hoach B
Trưởng phái đoàn Chính phủ Syria Bashar al-Jaafari. Ảnh: AFP

Phe đối lập cho biết, buổi thảo luận phải tập trung vào việc thành lập cơ quan chuyển giao chính trị và Tổng thống Bashar Assad phải từ chức đó là điều kiện tiên quyết. Trong khi đó, Damascus khẳng định, quân đối lập đã quá mơ hồ nếu nghĩ họ có thể chiếm được quyền lực bằng thương lượng.

Trưởng đoàn đám phán của chính phủ Syria, ông Bashar Ja’afari cũng đã trình lên một văn bản có tên “Những nguyên tắc căn bản cho một giải pháp chính trị”, bày tỏ thái độ cứng rắn, không nhượng bộ trước phe đối lập.

Bởi vậy, đặc phái viên Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria Staffan de Mistura đã lên tiếng khẳng định rằng, kế hoạch B duy nhất có thể xảy ra cho cuộc khủng hoảng Syria đó là quay trở lại đối đầu quân sự. Điều này cũng được giới phân tích cũng đánh giá cơ hội hòa bình là mong manh.

Bởi vậy, trước khi cuộc hòa đàm diễn ra, Mỹ và liên quân đã chuẩn bị sẵn sàng cho một "Kế hoạch B". Kế hoạch này đã được Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 23/2, rằng chính quyền Mỹ có “kế hoạch B” trong trường hợp lệnh ngừng bắn tại Syria thất bại và quá trình chuyển tiếp chính trị không diễn ra ở quốc gia Trung Đông này.

Nga bat ngo gay soc; My-lien quan dau dau do vo ke hoach B
Bức ảnh chụp những người Panestine trong trại tị nạn Yarmouk đang xếp hàng để nhận thực phẩm ở Damascus, Syria ngày 31/1/2014.

Trong kế hoạch này tất nhiên có trù tính tới sự xuất hiện của Nga. Tuy nhiên, Sputnik hôm 14/3 đưa thông tin cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ yêu cầu rút quân khỏi Syria bắt đầu từ ngày 15/3.

"Tôi cho rằng các mục tiêu được đặt ra cho Bộ Quốc phòng và lực lượng vũ trang Nga nhìn chung đã được hoàn thành. Đó là lý do tại sao tôi ra lệnh bắt đầu rút bộ phận chính trong nhómquân sự của chúng tôi khỏi lãnh thổ Cộng hòa Ả Rập Syria từ ngày mai", Sputnik dẫn lời ông Putin, nói trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.

Quyết định của Nga không những làm cả thế giới ngạc nhiên mà có lẽ cũng khiến Tổng thống Mỹ bất ngờ, khiến Washington và liên quân không kịp trở tay.

Chủ tịch Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ Gregory Treverton từng chia sẻ với hãng thông tấn NPR của nước này rằng ông Putin khó đoán đến nỗi ngay cả các cố vấn thân cận cũng không hề biết ông đang suy tính điều gì.

Nga bat ngo gay soc; My-lien quan dau dau do vo ke hoach B
Không ai có thể hiểu ông Putin đang nghĩ gì?

Lúc này, bản kế hoạch hoàn hảo của Washington và liên quân đã bị đảo lộn và phá sản bởi quân cờ ảnh hưởng rất lớn là Moscow đã không còn hiện diện trong cuộc chơi. Điều này khiến liên quân Mỹ lại trở nên lúng túng, chưa thể ngay lập tức phản ứng lại quyết định này, và cũng không thể chắc chắn Moscow có thực sự rút lui hay đây chỉ là một kế của đối phương. Điều này thực sự khiến Lầu Năm Góc phải thận trọng.

Về mặt ngoại giao, Nga được tiếng tôn trọng quyết đinh ngừng bắn để hòa đàm, để đem lại hòa bình cho Syria như Liên Hợp Quốc lớn tiếng kêu gọi. Động thái rút quân thể hiện rõ Điện Kremlin sẵn sàng duy trì hòa bình không chỉ bằng tuyên bố, đồng thời chứng minh việc Nga không thực sự vì tham vọng quyền lực như NATO tố cáo.

Đồng thời, lúc này tiếng nói của Tổng thống Syria tại cuộc đàm phán này đương nhiên là tiếng nói của Syria và sẽ có vị trí quan trọng, quyết định, sau đó mới đến các phe phái khác ngoài quốc gia này. Và tất nhiên, Damacus có quyền phủ quyết, bác bỏ hay chấp nhận các điểm được bàn đến tại cuộc hòa đàm này.

Như vậy, vô tình Liên Hợp Quốc và liên quân Mỹ đã thừa nhận vai trò quyết định của Tổng thống Syria.

Về quân sự, thực chất Nga đâu có rút sạch quân. Ông Putin tuyên bố: "Tôi nghĩ rằng nhiệm vụ tôi giao cho Bộ Quốc phòng đã được hoàn thành đã hoàn thành. Vì vậy, từ ngay mai, lực lượng quân sự chính của chúng ta sẽ rút khỏi Syria", ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Putin ông cũng khẳng định, Nga vẫn duy trì hoạt động tại hai căn cứ ở Syria, gồm căn cứ hải quân ở Tartus và căn cứ không quân ở Hmeymim. Ông nhấn mạnh thêm rằng chúng "cần được bảo vệ trên không, trên đất liền và trên biển".

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI