Ngày 8/3 của những người phụ nữ làm việc trong khu cách ly ở quận 2

08/03/2020 - 12:00

PNO - Ngày 8/3 của các nữ nhân viên y tế ở khu cách ly tại quận 2 có mùi thuốc sát trùng nồng nặc, mồ hôi ướt đẫm trong bộ đồ phòng hộ cùng quyết tâm chống COVID-19.

6g30 sáng, các nhân viên y tế trong khu cách ly ở quận 2, phường Cát Lái TPHCM bắt đầu ngồi vào máy tính, kiểm tra, thống kê biểu hiện sức khỏe lâm sàng của những người đang được cách ly tại đây. Cũng như cập nhật thông tin dịch COVID-19 cùng những chỉ đạo trong phòng chống dịch mà Bệnh viện quận 2 và Trung tâm Y tế dự phòng gửi đến.

6g30 sáng, các nhân viên trong khu cách ly ở quận 2 (phường Cát Lái, TPHCM) bắt đầu ngồi vào máy tính cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe của những người đang được cách ly tại đây. Đồng thời, họ luôn trong tình thế kết nối mạng để thông báo kịp thời về tình hình dịch bệnh và những chỉ đạo về công tác phòng, chống COVID-19 của quận.

Hơn 7 giờ sáng, bác sĩ, điều dưỡng bắt đầu đi thăm bệnh, sau khi thăm khám, bác sĩ Vũ Thị Sim - Bệnh viện Quận 2 TPHCM nán lại hỏi thăm sức khỏe, thu thập các dấu hiệu cần thiết ở người được cách ly để kịp thời phát hiện bệnh COVID-19 (nếu có).

Hơn 7g sáng, bác sĩ, điều dưỡng bắt đầu đi thăm bệnh. Sau khi thăm khám, bác sĩ Vũ Thị Sim - Bệnh viện Quận 2 TPHCM nán lại hỏi thăm sức khỏe, lưu lại các dấu hiệu cần thiết ở người được cách ly để kịp thời phát hiện bệnh COVID-19.

Bác sĩ Vũ Thị Sim cho hay, chị làm ở khoa Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Quận 2 và đây là lần đầu được phân công công tác chống dịch. Khi biết mình ở trong đội ngũ bác sĩ trực khu cách ly, chị hơi hồi hộp, nhưng đến đây "tác chiến", chị thấy phải có trách nhiệm nên rất nhiệt tình.

Bác sĩ Sim chia sẻ: "Ai cũng có gia đình, người thân đang mong mỏi ở nhà nhưng đã làm bác sĩ phải biết gác lại mọi thứ riêng tư, để chiến đấu với dịch bệnh. Không ai biết trước được nguy cơ, nhưng chúng tôi ở đây an ủi nhau, luôn quyết tâm chống dịch và không để lây bệnh cho cộng đồng".

Nơi đây không phân biệt bác sĩ, người cách ly mà họ xem nhau như người nhà. Theo bác sĩ tại khu cách ly, người vào đây đa số đến hoặc về Việt Nam từ Hàn Quốc, có người đã nhiều tháng xa nhà nên rất nôn nóng trở về. Tuy nhiên, khi được giải thích đã đồng ý ở lại.
Nơi đây không phân biệt bác sĩ, người cách ly mà họ xem nhau như người nhà. Bác sĩ Vũ Thị Sim chia sẻ, ở khu cách ly, người vào đây hầu hết từ Hàn Quốc về Việt Nam, có người đã xa nhà nhiều tháng nên rất nôn nóng trở về. Tuy nhiên, khi được giải thích về sự nguy hiểm của dịch bệnh đối với cộng đồng và người thân, họ đã đồng ý ở lại.
Để người cách ly có được cảm giác như đang ở nhà, nhân viên y tế nơi đây thường tranh thủ giờ khám bệnh để chia sẻ, thăm hỏi mọi người. Chị B.T.N.B. (28 tuổi) cùng con trai 3 tuổi từ Hàn Quốc về Việt Nam, vừa tới sân bay Tân Sơn Nhất, khai báo y tế xong đã vào khu cách ly tại quận 2 được 6 ngày. Chị cho biết: Ban đầu nghe vào khu cách ly tôi cũng ngại lắm, vì nghĩ sẽ không thoải mái như ở nhà, nhưng vào đây mới biết các bác sĩ rất tận tâm và tạo hết điều kiện cho tôi và con.

Để người cách ly có cảm giác như đang ở nhà, các nhân viên y tế thường tranh thủ giờ khám bệnh để chia sẻ, thăm hỏi mọi người. Trong ảnh: Chị B.T.N.B. (28 tuổi) cùng con trai 3 tuổi từ Hàn Quốc về Việt Nam, tới sân bay Tân Sơn Nhất, khai báo y tế xong chị và con được vào khu cách ly tại quận 2, đến nay được 6 ngày.

Chị cho biết: "Ban đầu nghe vào khu cách ly tôi cũng ngại lắm, vì nghĩ sẽ không thoải mái như ở nhà, nhưng vào đây mới biết các bác sĩ rất tận tâm và tạo mọi điều kiện cho tôi và con".

Mặc dù việc dọn dẹp, lau sàng nhà,... là của công nhân vệ sinh, nhưng hộ lý Nguyễn Thị Thanh Nguyên (32 tuổi, làm ở Bệnh viện Quận 2 được 5 năm) vẫn tình nguyện làm thay.
Mặc dù việc dọn dẹp, lau sàn nhà... là của công nhân vệ sinh, nhưng hộ lý Nguyễn Thị Thanh Nguyên (32 tuổi, làm ở Bệnh viện Quận 2 được 5 năm) vẫn tình nguyện làm thay.
Chị Nguyên cho rằng trước khi qua làm việc, chị đã được huấn luyện phòng dịch COVID-19, vì vậy chị làm sẽ an toàn hơn cho các chị lao công.
Chị Nguyên cho biết trước khi đến khu cách ly làm việc đã được huấn luyện phòng dịch COVID-19, vì vậy chị dọn dẹp vệ sinh sẽ an toàn hơn cho các chị lao công.
Chị Nguyên tỉ mỉ lau từng tay nắm cửa, các cửa kính, hành lang, tay vịn,... bằng vải nhúng qua dung dịch có cồn, chị bộc bạch: Ban đầu nghe nói p
Chị Nguyên tỉ mỉ lau từng tay nắm cửa, cửa kính, hành lang, tay vịn... bằng vải nhúng qua dung dịch có cồn. Chị bộc bạch: "Ban đầu nghe nói phải đến làm ở khu cách ly, tôi cũng thấy sợ, gia đình thì hồi hộp, nhưng đây là công việc của mình nên phải làm, ai cũng trốn tránh thì bao giờ mới hết dịch".
Mỗi ngày 8 tiếng dường như không đủ với khối lượng công việc gấp đôi việc mà một hộ lý phải làm, chị Nguyên vẫn luôn giữ tinh thần thoải mái, giặt giũ, chà dép chuyên dụng, quét dọn, lau hành lang, cửa kính,...chị làm quần quật không ngơi nghỉ, quên cả giờ ăn trưa.
8 tiếng mỗi ngày dường như không đủ với khối lượng công việc mà một hộ lý phải làm, dù vậy, chị Nguyên vẫn luôn giữ tinh thần thoải mái, giặt giũ, chà dép chuyên dụng, quét dọn, lau hành lang, cửa kính... Chị làm quần quật không ngơi nghỉ, quên cả giờ ăn trưa.
Bỏ đồ vào máy giặt xong, chị Nguyên lại tiếp tục đi trải giường cho các phòng, trời trưa đổ bóng, kèm lưng áo ướt sũng mồ hôi.
Bỏ đồ vào máy giặt xong, chị Nguyên lại tiếp tục đi trải drap giường cho các phòng, trời trưa đổ bóng, lưng áo chị ướt sũng mồ hôi.
Trong khi đó, ở khu vực an toàn hơn, không có người đến cách ly, chị Phạm Thị Đức (36 tuổi, công nhân dịch vụ công ích quận 2) luôn tay lau dọn các dãy phòng dày bụi. Theo chị Đức, chị làm công nhân vệ sinh được 13 năm nhưng chỉ là quét đường vào ban đêm chứ chưa bao giờ vào khu cách ly làm việc. Ban đầu tôi nói vào khu cách ly dọn dẹp, chồng cản nhiều lắm kêu đừng đi vì sợ tôi bị lây bệnh. Tôi nói quét dọn ở ngoài đường kim tiêm, đồ ăn đầy dòi còn không sợ, sợ vì con COVID-19. Nói thì nói vậy, chứ tôi cũng run lắm, chị Đức cười.
Trong khi đó, ở khu vực an toàn hơn, chưa có người đến cách ly, chị Phạm Thị Đức (36 tuổi, công nhân dịch vụ công ích quận 2) luôn tay lau dọn các dãy phòng dày bụi. Chị Đức cho hay, chị làm công nhân vệ sinh được 13 năm nhưng chỉ quét đường vào ban đêm, chưa bao giờ vào khu cách ly làm việc. "Ban đầu nghe tôi nói sẽ vào khu cách ly dọn dẹp, chồng cản nhiều lắm, kêu đừng đi vì sợ tôi lây bệnh. Tôi nói, quét dọn sạch sẽ thì việc gì sợ con virus" - chị Đức chia sẻ.
Chị Đức nói: Tôi tin tưởng bệnh viện, tin bác sĩ sẽ lo an toàn cho mình, họ giành hết việc ở gần nơi có người được cách ly, lau nhà, đổ rác, dọn dẹp dùm tôi, như vậy đã là quá tốt. Dịch bệnh không ai mong muốn cả, né tránh chỉ càng làm dịch thêm lớn thôi. Tôi cũng được bác sĩ hướng dẫn các phòng bệnh cho mình và cho người thân, mình cứ làm đi, rồi mọi thứ sẽ ổn mà.
Chị Đức tin tưởng: "Dịch bệnh là điều không ai mong muốn, né tránh chỉ càng làm dịch thêm lớn thôi. Tôi cũng được bác sĩ hướng dẫn cách phòng bệnh cho mình và cho người thân. Mình cứ làm đi, rồi mọi thứ sẽ ổn. Tôi tin tưởng bệnh viện, tin bác sĩ sẽ quan tâm sự an toàn cho mình".
Cứ có việc là làm, các chị không hề ỷ lại hay nhờ lực lượng an ninh, bởi Mình sợ lây thì người ta cũng sợ vậy, sao vì bản thân sợ mà đổ cho người khác, một chị lao công thuộc tổ trực với chị Đức vừa mang vật dụng lên tầng 3 vừa nói. Các chị mải mê làm, quên mất ngày 8/3 - ngày quốc tế phụ nữ.
Có việc là làm, các chị không hề ỷ lại hay nhờ lực lượng an ninh, bởi "Mình sợ lây thì người ta cũng sợ vậy, sao vì bản thân sợ mà đổ cho người khác" - một chị lao công thuộc tổ trực với chị Đức vừa mang vật dụng lên tầng 3 vừa nói. Các chị mải mê làm, quên cả ngày 8/3 - Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Thăm khám, dọn dẹp xong cũng gần 12g trưa, chị Thơm - điều dưỡng ở khu cách ly chạy vội xuống nhận cơm cho mọi người.
Thăm khám, dọn dẹp xong cũng gần 12g trưa, chị Thơm - điều dưỡng ở khu cách ly chạy vội xuống nhận cơm cho mọi người.
Điều dưỡng, bác sĩ chia cơm cho những người trong khu cách ly. Đây cũng là khoảng thời gian nhân viên tại đây được nghỉ ngơi khoảng hơn 1 giờ trước khi tiếp tục.
Điều dưỡng, bác sĩ chia cơm cho những người trong khu cách ly. Đây cũng là lúc nhân viên ở đây được nghỉ ngơi khoảng hơn 1 giờ đồng hồ trước khi tiếp tục làm việc.
Rưng rưng xúc động không ngờ mình được tặng hoa. Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Quận 2 TPHCM cho biết: “Trong khu cách ly sẽ có nhiều bất tiện hơn ở bệnh viện, nhưng nhân viên y tế, đặc biệt là phái nữ đến thời điểm này vẫn rất quyết tâm chốt trực. Để động viên tinh thần của chị em, trong ngày quốc tế phụ nữ 8/3, bệnh viện tặng hoa, quà tạo không khí vui tươi trong khu cách ly”.
Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Quận 2 TPHCM cho biết: “Trong khu cách ly có nhiều bất tiện hơn ở bệnh viện, nhưng nhân viên y tế, đặc biệt là phái nữ đến thời điểm này vẫn rất quyết tâm chốt trực. Để động viên tinh thần của chị em, trong Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, bệnh viện tặng hoa, quà tạo không khí vui tươi trong khu cách ly”.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI