Nga có thể trở thành "nhà hòa giải" cho quan hệ căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq

13/10/2016 - 11:30

PNO - Nga có thể hành động như một nước trung gian để giảm bớt căng thẳng giữa Ankara và Baghdad do sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Iraq, Giáo sư Aziz Barzani thuộc Đại học Salahaddin ở Erbil cho biết.

Vào ngày thứ Ba, trong đa số phiếu bầu, các nghị sĩ Iraq đều phản đối sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Bashiqa gần khu vực Mosul và yêu cầu áp dụng các biện pháp pháp lý và ngoại giao chống lại Ankara, trong đó bao gồm cả vấn đề giảm quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.

Động thái này của Iraq đã gây ra phản ứng giận dữ từ Ankara, cụ thể là Thủ tướng Binali Yildirim nói rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có mặt ở khu vực đó không có mục đích và vấn đề gì đối với Iraq.

Nga co the tro thanh
Mới đây quan hệ căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq dần leo thang

Mới đây, Giáo sư chính trị học Aziz Barzani thuộc Đại học Salahaddin ở Erbil đã có những nhận định của mình về việc quan hệ giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ có thể bớt leo thang bởi các động thái của Nga – quốc gia có quan hệ ngoại giao giữa cả hai nước này.

Ông Barzani nói: “Nga có thể giúp xoa dịu căng thẳng giữa Baghdad và Ankara về tình hình trong Bashiqa và giảm bớt những nỗ lực của họ chống lại Daesh (lực lượng khủng bố IS). Các động thái để giải phóng Mosul, dự kiến bắt đầu trong thời gian ngắn, sẽ làm suy yếu vị trí của các phần tử khủng bố ở Syria, điều này là rất quan trọng đối với Nga và Tổng thống Bashar Assad”.

Giáo sư Barzani cũng cho biết thêm: "Mối liên kết giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq Kurdistan và Sunni ở Mosul sẽ chỉ có thể củng cố sau khi thành phố đã được giải thoát khỏi Daesh".

Nga co the tro thanh
Nga có thể giúp xoa dịu căng thẳng giữa Baghdad và Ankara về tình hình trong Bashiqa và giảm bớt những nỗ lực của họ chống lại Daesh

Sở dĩ Nga có thể trở thành “nhà hòa giải” hợp lý nhất cho mối quan hệ căng thẳng hiện tại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, một phần vì mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sau những giai đoạn căng thẳng đã trở lại bình thường hóa, quan hệ hợp tác chính trị gần gũi giữa Nga và Iraq đã duy trì suốt 70 năm qua. Mặt khác, hiện tại Iraq đang trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, hay còn được gọi là Daesh (nhóm Hồi giáo cực đoan đã chiến đấu với chính phủ Syria), các hành động của Nga có thể làm suy yếu các phần tử khủng bố ở Syria – điều mà Nga luôn muốn thực hiện.

Ngọc Quỳnh (Theo Sputnik)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI