Nazir Afzal và cuộc chiến vì nữ quyền

01/10/2013 - 07:20

PNO - PN - Một người Hồi giáo trở thành công tố viên tại Anh đã là điều hiếm thấy, huống chi đó lại là một công tố viên Hoàng gia. Nazir Afzal là một người như thế.

edf40wrjww2tblPage:Content

Gốc Pakistan, người đàn ông 51 tuổi này sinh ra, lớn lên và hấp thụ nền giáo dục tại Anh sau khi bố mẹ ông được phép nhập cư tại đây. Có thể nói Nazir Afzal là một người Anh chính cống, từ suy nghĩ đến hành động. Chỉ trừ một điều: ông có màu da ngăm đen và theo đạo Hồi. Đã có lần, một nhóm người Anh cực hữu gửi thư yêu cầu Thủ tướng David Cameron sa thải ông Afzal và trục xuất ông về Pakistan. Tất nhiên, ông Cameron không thể đáp ứng yêu cầu vô lý này.

Bây giờ, Nazir Afzal đã trở thành công tố viên Hoàng gia, danh hiệu chỉ 13 người ở nước Anh có được. Ông cũng là công tố viên Hoàng gia theo đạo Hồi đầu tiên và duy nhất ở Anh cho đến nay.

Ông Afzal từng có tên trong nhóm công tố viên tham gia vụ án liên quan đến cái chết của Công nương Diana hồi năm 1996 và mới đây là vụ xét xử Stuart Hall, người dẫn chương trình nổi tiếng của đài BBC phạm tội lạm dụng tình dục với trẻ em. Tuy nhiên, điều giới nữ nhớ nhất về ông Afzal là việc ông rất quan tâm những vụ án liên quan đến tội ác đối với phụ nữ trong các cộng đồng người nhập cư.

Nazir Afzal va cuoc chien vi nu quyen

Công tố viên Nazir Afzal (ảnh: New York Times)

Trước đây, dư luận ở Anh rất ít khi nhắc đến chuyện mỗi năm khoảng 10.000 cô gái trẻ tuổi người Anh, hầu hết có gốc gác từ các nước Nam Á và 2/3 trong số đó là người Hồi giáo, phải kết hôn ngoài ý muốn. Trong các cuộc hôn nhân cưỡng ép đó, mỗi năm có hàng chục cô dâu phải chết vì cái gọi là “danh dự gia đình”. Ông Afzal đã thiết lập một đường dây nóng trên toàn quốc, để các cô gái có thể nhờ can thiệp khi họ đứng trước nguy cơ bị cưỡng ép kết hôn.

Trước đó, ông Afzal cũng truy tố hai người đàn ông vì đã chém đến chết em gái của họ Samaira Nazir bằng 18 nhát dao, vì cô này từ chối lấy người chồng mà bố mẹ đã chọn. Bố của Samaira Nazir bị cáo buộc sắp xếp việc giết người này, nhưng đã chết trước khi phiên xử diễn ra. Đó là lần đầu tiên một vụ giết người “vì danh dự gia đình” được thông tin rộng rãi tại Anh.

“Phụ nữ đã nói nhiều về quyền của mình cũng như vấn đề bạo hành gia đình. Tôi không phải người đầu tiên ở Anh đấu tranh cho vấn đề này. Với cương vị của mình, tôi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để tham gia đấu tranh bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Bất cứ cộng đồng nào cũng không thể khoan nhượng với những người đàn ông đã phạm tội ác với phụ nữ”, ông Afzal nói.

 THIỆN NGA (Theo New York Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI