Lên chiếc tàu thủy sắt về mùa Trung thu xưa

21/08/2014 - 12:21

PNO - PNO - Xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, những chiếc tàu thủy sắt là đồ chơi Trung thu quen thuộc của nhiều thế hệ thiếu nhi Hà thành xưa. Nay chỉ còn duy nhất một gia đình ở Hà Nội duy trì sản xuất món đồ chơi của dĩ vãng.

edf40wrjww2tblPage:Content

Trong những ngày tháng tám Âm lịch, Tết Trung thu lại ùa về trong tâm trí nhiều người. Đối với nhiều người Hà Nội, món đồ chơi tàu thủy sắt mang cho họ nhiều hoài niệm nhất.

Xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ XX, những chiếc tàu thủy sắt từng là đồ chơi quen thuộc đối với nhiều thế hệ thiếu nhi Hà Nội xưa. Đặc biệt, đồ chơi này còn được nhiều quan chức thực dân Pháp thời kỳ đó ở Việt Nam ưa chuộng.

Len chiec tau thuy sat ve mua Trung thu xua

Tàu thủy sắt thu hút trẻ em bởi màu sắc rực rỡ, hình thù bắt mắt, có thể di chuyển trên mặt nước, phát ra tiếng kêu sống động cũng như phả khói giống tàu thủy thật. Cơ chế hoạt động của chiếc tàu này dựa trên nguyên lý dùng nhiệt từ nồi hơi bên trong tàu, truyền vào ống dẫn nước tạo ra lực đẩy để di chuyển.

Theo thời gian, món đồ chơi này dần bị quên lãng. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, tàu thủy sắt vẫn được nhiều phụ huynh "sành" và biết trân quý giá trị truyền thống, lựa chọn để làm quà tặng cho con em mình mỗi dịp Tết Trung thu.

Chúng tôi tìm về gia đình duy nhất còn sót lại ở làng nghề đồ chơi bằng sắt Khương Hạ khi cả làng đã bỏ nghề. Trong ngôi nhà khang trang số 30, ngõ 29/68 Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) của anh Nguyễn Văn Mạnh Hùng, chúng tôi bắt gặp những chiếc tàu thủy sắt đã xong, đang hoàn thiện la liệt trong phòng khách.

“Mỗi đợt giao hàng cho khách, tôi đều nhận thấy sự thích thú và hiếu kỳ của họ. Chính khách hàng là người đã mang đến cho tôi niềm đam mê với nghề sản xuất đồ chơi tàu thủy sắt này” - người thợ duy nhất còn sót lại của làng nghề Khương Hạ, tâm sự.

Len chiec tau thuy sat ve mua Trung thu xua

Làng Khương Hạ nổi tiếng với nghề sản xuất tàu thủy - loại đồ chơi xưa kia mỗi dịp Trung thu
đến các em nhỏ rất thích. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây chỉ còn gia đình anh Hùng duy trì sản xuất.

Len chiec tau thuy sat ve mua Trung thu xua

Anh Hùng kể: “Tôi nhớ, lúc còn nhỏ tôi thường hay xem bố mẹ làm những đồ chơi bằng sắt này.
Tôi cũng học theo và không nhớ là đã biết làm từ khi nào”.

Len chiec tau thuy sat ve mua Trung thu xua

Hơn 30 năm gắn bó với nghề, gia đình anh Hùng đã gặp không ít thăng trầm. “Trước đây,
gia đình tôi có 8 người theo nghề này, sau đó mọi người đều bỏ nghề vì nhiều lý do khác nhau.
Nguyên nhân chính vẫn là không cạnh tranh nổi với đồ chơi hiện đại”, anh Hùng nói.

Len chiec tau thuy sat ve mua Trung thu xua

“Những chiếc tàu thủy sắt là cả một kỳ quan về động học đối với chúng tôi thời đó. Đứa trẻ nào
mà chẳng mơ ước được lên tàu ra biển”. Để làm ra một chiếc tàu thủy sắt phải mất nhiều thời
gian và nhiều công đoạn. “Từ tìm kiếm vật liệu tới chuyện cắt hộp dựng hình con tàu, pha sơn,
để động cơ hoạt động… đều phải tỉ mỉ và mất công”.

Len chiec tau thuy sat ve mua Trung thu xua

Không chỉ bằng những vật liệu đơn sơ và bàn tay con người, những chiếc tàu thủy mang
hương vị của biển còn được tạo ra với cả tâm huyết.

Len chiec tau thuy sat ve mua Trung thu xua 

Từ năm 2011, anh Hùng đã đưa hàng ra bán ở Hàng Thiếc và giới thiệu về nguyên liệu cũng
như hướng dẫn khách hàng làm loại đồ chơi này. Giá bán khá đa dạng, loại nhỏ bằng lòng
bàn tay dùng để trưng bày khoảng 100.000 đồng, các mẫu lớn hơn và chạy được dưới nước
giá từ 300.000 đồng tới 4 triệu đồng. Ngoài ra, cũng tùy vào đơn đặt hàng của khách.

Len chiec tau thuy sat ve mua Trung thu xua

Niềm vui trong căn nhà của gia đình anh Hùng mỗi khi sản phẩm của anh lại được đưa ra thực
nghiệm. Hàng năm, gia đình anh Hùng thường xuất bán đồ chơi tàu thủy sắt vào cuối tháng bảy
Âm lịch. Khách hàng ở nhiều nơi, trong đó thị trường Hà Nội vẫn chiếm số lượng hàng đặt
nhiều nhất. Nguồn thu nhập từ đây đủ để cả hai vợ chồng anh bám nghề và giữ nghề.

Trần Kháng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI