Kiểm soát bản quyền trên Youtube: không khó!

14/02/2014 - 14:37

PNO - PNO - Đó là chia sẻ của ông Phan Lê Mạnh, giám đốc nhóm sản phẩm giải trí Zing - một trong những đối tác bản quyền chính thức của Youtube tại Việt Nam.

edf40wrjww2tblPage:Content

Từ những lùm xùm xung quanh bản quyền Giọng hát Việt nhí 2013 đến Táo Quân 2014, Youtube đang trở thành nơi diễn ra các vi phạm bản quyền “bất khả trị” trong con mắt các chủ sở hữu nội dung.

Câu chuyện bản quyền và “cần câu cơm”

Kiem soat ban quyen tren Youtube: khong kho!
Từ một trang mạng chia sẻ video, Youtube hôm nay đã là một kênh kinh doanh
hái ra tiền và đồng thời là nơi các vi phạm bản quyền diễn ra tràn lan

Khởi đầu là một trang mạng chia sẻ video nơi người dùng có thể tải lên, xem và chia sẻ và bình luận các video clip của nhau, cái tên Youtube nhanh chóng nổi lên như một hiện tượng trong thế giới Internet. Từ sau khi sáp nhập với gã khổng lồ Google, Youtube trở thành một trong những nền tảng trọng điểm và bắt đầu trở thành công cụ “hái ra tiền”.

Câu chuyện nhập nhằng về bản quyền cũng nóng lên tại nền tảng phẳng này. Nếu chủ sở hữu nội dung không bảo vệ bản quyền tốt, họ sẽ bị thiệt hại về tài chính và thậm chí là danh tiếng khi nội dung của mình bị người khác phát tán, hưởng lợi và thậm chí sử dụng vào mục đích xấu.

Với một video được chia sẻ trên Youtube, nếu sở hữu số lượt người xem càng cao thì doanh thu đến từ quảng cáo cũng sẽ tăng lên. Bằng việc tạo dựng hoặc chia sẻ lại những video thu hút, việc kiếm tiền trên Youtube trở nên dễ dàng và có thể thu lại khoản lợi không nhỏ. Chính vì thế, hầu hết các video clip, các video ca nhạc, các chương trình truyền hình, phim hay các chương trình tạp kỹ... nếu không được bảo vệ bản quyền tốt sẽ làm mất đi doanh thu của chính mình.

Tuy nhiên, khá nhiều người ngần ngại bàn về vấn đề bản quyền trên Youtube - nơi sở hữu hơn 30 triệu người dùng từ 61 quốc gia trên khắp thế giới. Các đơn vị sở hữu nội dung tại Việt Nam hiện nay hầu hết chỉ đang làm công tác “giải quyết hậu quả” khi nội dung của mình đã được chia sẻ một cách trái phép và chịu những thiệt hại nhất định. Tệ hơn, nếu không có bằng chứng về việc sở hữu bản quyền, nội dung sẽ không thể được gỡ bỏ trên Youtube và bản thân chủ sở hữu cũng rơi vào thế “con kiến kiện củ khoai”.

Bảo hộ bản quyền trên Youtube: không khó!

Theo ông Phan Lê Mạnh, giám đốc nhóm sản phẩm giải trí Zing - một trong những đối tác bản quyền chính thức của Youtube tại Việt Nam - "việc bảo hộ bản quyền cho người dùng Việt trên Youtube là không khó. Vấn đề lớn nhất là thời gian giải quyết sự việc dài hay ngắn mà thôi. Nếu nội dung được tiền kiểm thì giải quyết sẽ đơn giản và có thể kiểm soát triệt để. Còn nếu nội dung đã phát tán trên Youtube thì hậu quả sẽ rất phức tạp và mất nhiều thời gian”.

Ông cũng cho biết, các chủ sở hữu nội dung nên suy nghĩ về vấn đề kiểm soát bản quyền trên Youtube càng sớm càng tốt, thậm chí ngay từ khi ý tưởng nội dung của mình vừa xuất hiện.

Hiện tại, Youtube đã triển khai các hệ thống đối tác bản quyền của mình ở hầu hết các quốc gia có sử dụng dịch vụ của mình. Điều này giúp họ phân bổ bớt việc xử lý các khiếu nại về bản quyền khổng lồ về cho các đối tác tại địa phương, đồng thời, giúp chủ sở hữu nội dung có thể xử lý nhanh chóng các vấn đề bản quyền.

Các đối tác này thường được Youtube cân nhắc khá kỹ về uy tín và quy mô hoạt động. Sau khi được công nhận là đối tác chính thức, các đơn vị này bằng khả năng và uy tín của mình sẽ là đơn vị bảo hộ nội dung cho các chủ sở hữu đã có liên kết với nhau, tiến hành các thủ tục đăng ký bản quyền với Youtube một cách nhanh chóng và đại diện chủ sở hữu giải quyết các tranh chấp bản quyền toàn cầu. Trong bối cảnh mà Youtube không có đại diện chính thức ở Việt Nam, các đối tác bản quyền sẽ là “cứu cánh” hữu ích cho các chủ sở hữu nội dung trong việc bảo vệ thành quả của mình.

Sau lùm xùm về vấn đề bản quyền Táo Quân 2014, khá nhiều câu hỏi được đặt ra rằng liệu các đối tác bản quyền của Youtube tại Việt Nam có khả năng giải quyết tranh chấp bản quyền thực sự hay không? Có tốn phí không và liệu có phương thức nào giúp các nhà sản xuất nội dung kiểm soát bản quyền ngay từ đầu, thay cho việc chỉ đi giải quyết hậu quả?

Trả lời vấn đề trên ông Mạnh cho biết: “Việc thu phí là tùy thuộc vào chiến lược khác nhau của các công ty. Ở Zing, chúng tôi sẽ hỗ trợ hoàn toàn miễn phí, cho dù đó là tiền kiểm hay hậu kiểm.” Ông cũng chia sẻ thêm thời gian giải quyết vấn đề tranh chấp bản quyền qua đơn vị này chỉ tốn 1 - 2 ngày.

PHƯƠNG NGUYỄN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI