Không muốn để Nga có cơ hội "vượt măt", EU chơi chiêu "vừa đấm vừa xoa"

17/12/2016 - 07:01

PNO - Những hệ quả để lại do việc đối đầu với Moskova buộc lòng khiến EU vẫn phải duy trì hợp tác với nước này. Tuy nhiên, không muốn điện Kremlin mạnh lên, EU vẫn tìm cách kiềm chế.


Phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Seibert cho biết hôm thứ Sáu, việc gia hạn lệnh trừng phạt Nga của Liên minh châu Âu không có nghĩa là khối từ chối tham gia vào hợp tác kinh tế với nước này.

Hôm thứ Năm, một nguồn tin của EU nói với các nhà báo tại Brussels rằng các nhà lãnh đạo EU đã họp mặt nhanh để thảo luận về khả năng mở rộng lệnh trừng phạt kinh tế chống lại nước Nga trong một năm tới, và đã thống nhất kéo dài thời trừng phạt thêm sáu tháng. Tuy nhiên, song song với đó EU vẫn sẽ phát triển một số thỏa thuận kinh tế với Moskova.

Khong muon de Nga co co hoi
Không muốn để Nga có cơ hội "vượt măt", EU chơi chiêu "vừa đấm vừa xoa"

Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 15/12 nhất trí gia hạn trừng phạt Nga về quốc phòng, năng lượng và tài chính, liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine đến giữa năm 2017. Quy trình chính thức để gia hạn sẽ diễn ra vào đầu tuần tới.

"Một số đồng nghiệp của chúng tôi muốn gia hạn 12 tháng... nhưng điều có thể làm là duy trì cách thức hiện tại, tức là 6 tháng", Reuters dẫn lời Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói.

"Việc thực hiện và duy trì và mở rộng các hình thức xử phạt điện Kremlin không có nghĩa là từ chối duy trì mối quan hệ kinh tế với nước này", ông Seibert nói.

Tuyên bố của EU về việc kéo dài lệnh trừng phạt đối với Nga đến giữa tháng 6/2017 được đưa ra trong bối cảnh liên minh này đang thể hiện sự chia rẽ sâu sắc. Ngày càng nhiều quốc gia trong khối bày tỏ mong muốn công nhận Crimea là lãnh thổ thuộc Nga và dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga.

Mới đây, khu vực Veneto, bao gồm nhiều tỉnh thành quan trọng của Italia là Venezia (Venice), Verona, Vicenza, Treviso… đã thông qua nghị quyết thừa nhận Crimea của Nga và kêu gọi chính quyền Italia và Liên minh châu Âu hủy bỏ các biện pháp trừng phạt chống Moscow.

Hội đồng vùng Veneto kêu gọi chính phủ Italia “lên án chính sách đối ngoại của EU liên quan đến Crimea, đã phân biệt đối xử và không công bằng trong các nguyên tắc luật pháp quốc tế, yêu cầu thừa nhận ý chí của quốc hội và nhân dân Crimea, thể hiện qua cuộc trưng cầu dân ý”.

Hiện nay rất nhiều nước thuộc EU đang phải chịu đựng những khó khăn về kinh tế vì đối đầu với Nga và bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với chính quyền Tổng thống Putin. Trong bối cảnh vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ Donald Trump đang có nhiều động thái thân Nga, rõ ràng tuyên bố trên của EU chỉ là nỗ lực cuối cùng trong bối rối.

EU áp đặt lệnh trừng phạt với Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ hồi tháng 3/2014 và tăng cường trừng phạt với cáo buộc Moscow vẫn hỗ trợ phe ly khai ở miền đông Ukraine.

EU gia hạn các lệnh trừng phạt 6 tháng một lần từ khi Moscow nói sẽ không trao trả Crimea và khủng hoảng Ukraine vẫn chưa được giải quyết.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hoan nghênh quyết định của EU. "Tôi chân thành cảm ơn sự thống nhất và đoàn kết của các lãnh đạo châu Âu trong việc khôi phục chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả Crimea", ông nói.

Tiêu Giao (Theo Sputnik)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI