Ngoại trưởng mới: Thân Nga nhưng "khắc" Trump

15/12/2016 - 19:09

PNO - Ngoài việc cùng chung "chí hướng" thân Nga ra thì Ngoại trưởng mới do ông Trump bổ nhiệm không có chút quan điểm chính trị nào trùng khớp với tân Tổng thống. Liệu đây sẽ là một sự lựa chọn khôn ngoan hay liều lĩnh của ông Trump?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã thông báo chọn Rex Tillerson, giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Exxon Mobil, làm ngoại trưởng trong chính phủ mới của ông.

Tân Ngoại trưởng Mỹ đã nhiều lần gặp gỡ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đặc biệt, năm 2003 ông đã tham gia cuộc họp của người đứng đầu điện Kremlin với lãnh đạo của các công ty năng lượng của Nga và nước ngoài, và đã giành được giải thưởng "Năng lượng toàn cầu" ở St Petersburg.

Ngoai truong moi: Than Nga nhung
Bộ trưởng mới: Thân Nga nhưng "khắc" Trump

Tháng 9/2005, khi ông Putin sang thăm và làm việc tại Washington, họ cũng có cuộc gặp mặt. Tháng 6/2012, Tổng thống Putin đã tham dự lễ khai mạc tổ hợp bến cảng dành cho hoạt động quá tải dầu tại Tuapse. Cùng với sự hiện diện của nhà lãnh đạo Nga, ông Tillerson và người đứng đầu Rosneft là ông Igor Sechin đã ký một hợp đồng về hợp tác khai thác nguồn trữ lượng tiềm tàng tại Tây Siberia. Sau đó, họ cũng đã tổ chức một buổi hội đàm. Người đứng đầu ExxonMobil đã nhiều lần tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg và năm nay cũng không phải ngoại lệ.

Ông Rex Tillerson đã được trao tặng Huân chương Hữu nghị của Nga. Tổng thống Putin đã đích thân trao thưởng cho người đứng đầu ExxonMobil tại cuộc gặp với các nhà lãnh đạo các công ty năng lượng trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg vào tháng 6/2013.

Về phần Trump, ông từng ca ngợi Tillerson là một người "không chỉ là nhà điều hành doanh nghiệp". "Ý tôi là, ông ấy là người ở tầm đẳng cấp thế giới, người chịu trách nhiệm công ty, tôi đoán là, lớn nhất thế giới", Trump nói.

Ngoai truong moi: Than Nga nhung
Ông có mối quan hệ rất thân thiết với ông Putin cũng như Moskova

Ngoài quan điểm trùng khớp với ông Trump về ngoại giao với Nga thì Ngoại trưởng được bổ nhiệm còn có một điểm trùng với tân Tổng thống đó là không hề có kinh nghiệm chính trị.

Mặc dù ông Tillerson rất giỏi trong việc kinh doanh nhưng trong chính trị thì ông lại không hề có chút kinh nghiệm nào. Theo tờ Washington Post cho hay, đây là lần đầu tiên ông tham gia vào công việc nội các Hoa Kỳ. Các chuyên gia cho hay rằng ông Tillerson có phong cách làm việc phóng khoáng, vậy nên họ lo ngại ông sẽ thúc đẩy quá mạnh mẽ việc mở cửa thương mại với các quốc gia khác dẫn đến tình trạng ồ ạt.

Ngoài hai điểm chung này ra thì những quan đểm chính trị khác của Ngoại trưởng bổ nhiệm lại hoàn toàn đi ngược lại với Tổng thống đắc cử như quan điểm về chống lại thay đổi khí hậu, về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, về người đồng giới, ....

Nếu như ông Trump cho rằng việc thay khí hậu thay đổi là một vấn đề ngớ ngẩn và là trò lừa bịp của Trung Quốc thì ông Tillerson lại cho rằng đây là vấn đề có thật và cần phải xem xét. Trong một cuộc họp cổ đông mới đây, ông nói: "Chúng tôi tin rằng giải quyết nguy cơ của biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng nhiên liệu hóa thạch tiếp tục là nguồn năng lượng duy nhất khả thi cho con người. "Thực tế là không có nguồn năng lượng thay thế nào khác cho chúng ta ngày nay", ông nói.

Ngoai truong moi: Than Nga nhung
Tuy nhiên những quan điểm chính trị khác lại không đồng quan điểm với ông Trump

Nếu như Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên bố sẽ hủy bỏ hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP thì Ngoại trưởng bổ nhiệm lại rất ủng hộ chính sách này. Đây cũng là di sản mà ông Obama để lại sau 8 năm đương chức.

Ông cho hay trong một bài phát biểu cho Asia Society toàn cầu trong năm 2013: "12 quốc gia đã làm việc với nhau với rào cản thương mại rất thấp kể từ khi hiệp định đối tác TPP được ký kết. Họ đã hiểu được rằng giá trị và tầm quan trọng của hiệp định này". Theo báo BBC ghi nhận 12 quốc gia này chiếm 40% thương mại của cả thế giới.

Một di sản khác của ông Obama cũng bị ông Trump coi là "thảm họa" nhưng lại được ông Tillerson ủng hộ đó là tiêu chuẩn giáo dục Common Core. Đây là mô hình kết hợp giữa trường công và trường tư, nhận ngân sách từ Chính phủ nhưng được điều hành độc lập và thường được sở hữu tư nhân, và cho phép các phụ huynh sử dụng phiếu giảm giá để chọn trường tư và trường tôn giáo để theo học.

Ông Tillerson từng chỉ trích bang quê nhà Texas của mình khi đã không áp dụng mô hình giáo dục này trong các trường học.

Cuối cùng đó là quan điểm về người đồng giới. Nếu như ông Trump luôn có những lời nói và chính sách kỳ thị những người thuộc giới tính thứ ba, thì Ngoại trưởng tương lại của Hoa Kỳ lại thuộc nhóm người ủng hộ người đồng giới. Tillerson phục vụ như là một hướng đạo sinh trong tổ chức Boy and Eagle Scout, và sau đó trở thành chủ tịch của Boy Scouts of America từ năm 2010 tới năm 2011. Tờ New York Times cho hay rằng tổ chức không chấp nhận thành viên đồng tính trong nhiệm kỳ Hội đồng quản trị, tuy nhiên ông Tillerson đã kêu gọi dỡ bỏ quy định này vào năm 2013.

Có vẻ như, ngoài việc cùng chung "chí hướng" thân Nga ra thì Ngoại trưởng mới do ông Trump bổ nhiệm gần như không có chút quan điểm chính trị nào trùng khớp với tân Tổng thống. Liệu đây sẽ là một sự lựa chọn khôn ngoan hay liều lĩnh của ông Trump?

Tiêu Giao (Theo cosmopolitan)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI