PN - Các chị tâm sự rằng mình thương con hết mực; giận, la hay nói lẫy, cũng chỉ là những chiêu trò để con ý thức bản thân, biết tự sửa mình… Nhưng, những người mẹ ấy đã không lường trước được nhiều nguy hại.
PNO - Má bệnh nằm bệnh viện. Chị Hai đi công tác xa, anh Ba mới bị tai nạn xe nằm một chỗ. Mấy đứa cháu đều còn nhỏ. Mọi việc nấu ăn, thức đêm với má, tắm rửa… đều do tay chị Hương, một học sinh cũ của ba lo.
Trước đây, nạn nhân của bạo hành gia đình thường là những người vợ không có khả năng tự lập về kinh tế, sống ở vùng nông thôn lạc hậu… Hiện nay, nhiều phụ nữ thành thị, có trình độ học vấn, tự chủ về kinh tế vẫn chấp nhận bị chồng ngược đãi chỉ vì muốn con còn cha.
PNO - “Reng...reng...reng...alo! Bác Hai ơi, ông nội nói sao lâu rồi bác Hai không về thăm nội...?” “Bác Hai mới về hôm kia mà con... Thôi, con nói nội vô ngủ đi, mai bác Hai về”. “Dạ...”. Tôi buông điện thoại và thở dài: Cha dạo này lẫn quá rồi. Bất chợt, bao ký ức về một người cha kính yêu hiện ra như những thước phim quay chậm...
PN - Ông chậm rãi đưa chén trà lên môi, đôi mắt xa xăm, vẻ như chăm chú lắng nghe. Lời người con đầu: “Không được. Ba coi, giờ tóc con cũng sợi đen sợi trắng, ba làm cái việc đó, người ta cười cho”.
PN - Trước khi rời quê vào Nam lập nghiệp, mẹ bảo: “Ráng tìm nơi nào gần chợ để sinh sống, ông ạ!”. Ba cười, bởi ba biết dù đi bất cứ đâu cũng được, miễn gần chợ là mẹ vui.
PN - Chị Hai hầm hầm xách va ly vô căn phòng trước đây là của chị nhưng giờ là của tôi, liếc mắt lên giường, chị cáu kỉnh: “Sao bừa bộn vậy hả?”. Thêm một cái liếc lên bàn học, chị gắt: “Giấy tờ lung tung vậy hả?”. Thêm một cái liếc lên kệ sách vở, chị quát: “Kệ đựng cái gì đó?”. Tiếp theo, giọng chị tràn đầy thất vọng: “Bày đặt hoa hòe gì mà xấu vậy hả?”…
PN - Tuổi thơ tôi đã lớn lên cùng với những bài đồng dao và những trò chơi đồng dao ngày nhỏ. Quên sao được tâm trạng háo hức mong đợi cho đến những đêm trăng sáng, những đêm tụm ba, tụm bảy nơi ngã ba đầu làng, đứa này gọi đứa kia í ới chia phe chơi trò rồng rắn lên mây.
PN - Là con gái nhưng Chích Bông rất hiếu động. Mẹ đã cẩn thận dọn hết đồ đạc nằm trong tầm với của con, vậy mà thỉnh thoảng Chích Bông vẫn tìm được một thứ để mày mò nghịch phá.
PNO - Tết xong được vài ngày là má “lăn đùng” ra bệnh.Tôi phải dùng từ “lăn đùng” vì trước Tết và trong Tết thấy má vẫn vui cười, nhanh nhẹn, làm hết việc này đến việc khác.
PNCN - Cảm ơn đời đã có thêm một mẫu người mẹ mới: người mẹ đơn thân. Cảm ơn mọi người đã chấp nhận hình ảnh người mẹ cùng với con mà không cần đến một ông bố hữu hình kè kè bên cạnh. Cụ thể hơn, cảm ơn hàng xóm láng giềng của tôi, khi nhìn thấy hai mẹ con cùng nhau xuống sân chung cư, đã không dáo dác nhìn ngược nhìn xuôi tìm xem “bố nó đâu”. Tôi không ưa những cái liếc mắt hay cái nhìn tò mò thương hại.
PNCN - Là đứa cháu đầu tiên của cả hai bên nội ngoại nên con được trông đợi và yêu thương nhiều lắm. Ngày mẹ nhập viện sinh con, nhìn hai người bà tay xách nách mang bao nhiêu “hành lý” đã chuẩn bị sẵn cho mẹ con mình mà mẹ rưng rưng. Hết một tháng “nằm ổ” yên lành ở nhà ngoại, mẹ con mình vừa đùm túm trở về nhà nội thì được tin bà ngoại bệnh. Thoáng nghe giọng mẹ qua điện thoại, bà ngoại đã mếu máo như trẻ mất quà. Thì ra bà nhớ con đến nỗi mất ăn, mất ngủ.
PNCN - Con gái tôi mới học lớp 8, nhưng cháu như “trái bom nổ chậm” khiến vợ chồng tôi luôn lo lắng.
PNCN - Từ lâu, tôi chọn cho mình cuộc sống đơn thân. Không có đàn ông bên cạnh, tôi dành hết tình yêu cho đứa con duy nhất của mình. Cuộc sống vừa làm mẹ, vừa làm cha thật gian truân, nhưng hình ảnh đứa con yêu ngày một khôn lớn trong sự chăm sóc, nuôi dạy của mình làm tôi vô cùng hạnh phúc.
PN - Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 8/3, em lại chờ đợi nhận được một món quà, nhưng phải từ anh.
PN - Vụ hỏa hoạn năm ấy đã thiêu rụi ngôi nhà chúng tôi đang ở. Lúc đó, mặt bố thất thần còn mẹ thì khóc khản cả giọng vì công sức bao năm vất vả, chắt chiu mới xây được ngôi nhà, giờ chỉ còn là một đống tro.
PN - Chú Sam phải vào trại cai nghiện đã hơn năm nay, để hai đứa con với ông bà. Thằng Tâm và con Thanh - đứa đang học lớp 9, đứa mới vào lớp 6, đã đủ khôn để biết bố chúng không phải đi làm ăn xa như bà nội nói, mà “đi cai”, như lũ bạn vẫn chế giễu.
PNO - Nghe tiếng bố gọi dưới nhà, con nhanh chân chạy xuống thì không thấy bóng bố đâu. Trời mới tờ mờ sáng, ngoài đường vẫn còn vang tiếng cười đùa của những người đi tập thể dục về.
Gần đây, “ra riêng” được xem là một trào lưu trong giới trẻ thành thị, khi ngày càng nhiều người trẻ và các cặp vợ chồng son thể hiện quyết tâm sống độc lập với gia đình.
PNO - Chọn trường cho con, hướng con theo ngành nào, sở thích của con là gì, liệu có phù hợp với sức học và chỉ tiêu tuyển sinh của trường không là vấn đề lo lắng của không ít bậc phụ huynh ở thời điểm nộp đơn thi đại học đã gần kề.
PN - Một gia đình mới chuyển về sống trong khu chung cư, sát vách căn hộ của tôi. Người chồng có vẻ lầm lì ít nói, thường đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Cô vợ trẻ ở nhà nội trợ và chăm sóc hai đứa con.
PN - Tết vừa rồi, mấy chị em tôi hẹn nhau về quê ăn Tết cùng mẹ. Trước là để mẹ vui, sau là bàn bạc làm lại hàng rào, cổng ngõ cho tương xứng với ngôi nhà đã được sửa sang từ năm ngoái. Chúng tôi ở xa nhưng luôn đau đáu nghĩ về cuộc sống của mẹ. Đời sống của mấy chị em cũng tàm tạm, nên muốn làm gì cho mẹ cũng phải “hợp tác xã” mới hoàn thành, và làm từng hạng mục, chẳng hạn năm ngoái sửa lại ngôi nhà cho mẹ, cuối năm rồi sửa lại ngôi mộ cho ba, tháng Ba này làm lại cái hàng rào.
PN - Suốt mấy tháng nay con thường tự giam mình trong căn phòng chật hẹp, cửa phòng đóng im ỉm suốt ngày nhưng mẹ chẳng một lời hỏi han. Các cô chú, bè bạn đến chơi, hỏi con đâu thì mẹ bảo: “Chắc là ngủ trong phòng. Nó chỉ được có thế”. Chị họ hỏi mẹ sao dạo này con cứ ở lì trong phòng, đến giờ cơm cũng chẳng thấy ra ăn. Mẹ thở một hơi dài than oán: “Nó bê cơm vào phòng xem ti vi. Không cho ra ngoài gặp bạn bè nên nó làm thế đấy! Mặc kệ đi, xem con bé trơ lì đến đâu!”. Con ở trong phòng lặng lẽ khóc.
PNO - Ta đã trải nghiệm lần đầu trong đời một mùa Tết trong vai trò ‘single mum”. Bạn bè thân thiết tấp nập, í ới ra vô “nhà face” hỏi thăm, chia sẻ... nhưng lạ chưa, chỉ toàn thấy những trận cười nghiêng ngã, những bình luận thú vị về cuộc sống, con cái của nhau... dán đầy tường.
Làm bố không hề dễ. Không hề có “hướng dẫn làm bố” nào kèm theo khi bạn chính thức lên chức bố, bạn chỉ có thể tìm hiểu qua cuộc sống hàng ngày cùng con.