Doanh nghiệp nước ngoài ‘tấn công’ thị trường bán lẻ Việt Nam

21/06/2018 - 06:10

PNO - Các nhà bán lẻ châu Á đang tràn vào Việt Nam khi các ràng buộc đối với công ty nước ngoài được nới lỏng, chạy đua đưa các cửa hàng tiện lợi và siêu thị đến thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.

Trong số các công ty nước ngoài, Samsung Electronics của Hàn Quốc từ lâu đã nhìn thấy tiềm năng giá trị của Việt Nam, mặc dù lúc đó quốc gia này còn tụt hậu so với các doanh nghiệp Đông Nam Á trong phát triển kinh tế. Cho đến nay, các nhà bán lẻ khác mới chính thức tham gia chia sẻ thị phần.

Một trong những nhà bán lẻ bắt đầu cuộc dấn thân đột phá lớn vào thị trường bán lẻ của Việt Nam chính là cửa hàng tiện lợi GS25, xuất hiện tại trung tâm TP.HCM vào tháng 1 vừa qua.  

Doanh nghiep nuoc ngoai ‘tan cong’ thi truong ban le Viet Nam
Nhiều người Việt Nam sẵn sàng trả giá cao hơn cho các loại thực phẩm chất lượng cao hơn tại các cửa hàng hiện đại.

GS Retail, nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu của Hàn Quốc với dự định có 50 cửa hàng ở Việt Nam vào cuối năm nay và mở rộng mạng lưới của mình đạt 2.500 địa điểm trong vòng một thập kỷ. Tại thị trường nội địa, GS25 có 12.000 cửa hàng.  

Ở vùng ngoại ô của thành phố, nhà bán lẻ hàng đầu của Hàn Quốc, E-Mart, đã có đến 3 hecta siêu thị kinh doanh nhiều loại thực phẩm, quần áo và đồ gia dụng, thu hút được nhiều lượt người mua sắm đến chất đống hàng hoá lên xe đẩy của họ.

Với khâu kiểm soát vệ sinh thực phẩm tươi sống hiện đại, hệ thống siêu thị E-Mart được đón nhận nồng nhiệt bởi những người tiêu dùng vốn đã mệt mỏi với các khu chợ đông đúc nghẹt thở của thành phố. Dựa trên thành công của vị trí đầu tiên tại Việt Nam, E-Mart dự kiến ​​sẽ mở 10 địa điểm trở lên trong cả nước.  

Trong khi đó, tập đoàn Hàn Quốc Lotte có kế hoạch tăng số siêu thị Lotte Mart tại Việt Nam lên 87 siêu thị từ con số 13 hiện tại. Một nhà điều hành tại tập đoàn này gọi Việt Nam là "thị trường quan trọng nhất ở châu Á".  

Tổng doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt mức kỷ lục 129,6 tỷ USD trong năm 2017.

Việt Nam đã cho phép sở hữu 100% vốn nước ngoài của các doanh nghiệp bán lẻ trong những điều kiện nhất định kể từ năm 2009, hai năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Điều này giúp Việt Nam đi trước Indonesia và những người khác về sự cởi mở của thị trường. Các hiệp định thương mại và hợp tác kinh tế tự do với các nước, bao gồm Nhật Bản, giúp khuyến khích tự do hóa.  

Doanh nghiep nuoc ngoai ‘tan cong’ thi truong ban le Viet Nam
Seven & I Holdings của Nhật Bản có kế hoạch có 1.000 cửa hàng 7-Eleven tại Việt Nam vào năm 2027.

Trong năm 2016, Việt Nam đã giảm những rào cản để mở các cửa hàng dưới 500 mét vuông, và chuỗi cửa hàng tiện lợi nước ngoài phát triển mạnh. Theo Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ cho Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được ký kết vào tháng 3, các công ty này cuối cùng sẽ có thể mở rộng mà không cần bất kỳ sự kiểm tra nào khác của chính phủ.  

Seven & I Holdings của Nhật Bản có kế hoạch có 1.000 cửa hàng 7-Eleven tại Việt Nam vào năm 2027, và chuỗi B's Mart của Thái Lan đang nhắm tới 3.000 địa điểm. Một cư dân của thành phố Hồ Chí Minh cho biết cô hầu như không đi chợ nữa: "Cửa hàng tiện lợi đang được mở ngày càng nhiều và nó rất thuận tiện."  

Các nhà bán lẻ, các chuỗi cửa hàng nhỏ và lâu đời đã thống trị thị trường bán lẻ của Việt Nam và vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Các nhà bán lẻ hàng tạp hóa hiện đại - siêu thị, cửa hàng tiện lợi và những thứ tương tự - chỉ chiếm 5,4% người bán hàng thực phẩm Việt Nam trong năm nay, con số thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.  

Nhưng khi thu nhập tăng lên, nhiều người Việt Nam sẵn sàng trả giá cao hơn cho các loại thực phẩm chất lượng cao hơn tại các cửa hàng hiện đại. Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm, và tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người đạt 2.385 USD vào năm 2017. Tại TP.HCM, con số này là hơn 5.000 USD.  

Đây là một cơ hội lớn cho các chuỗi nước ngoài vì Việt Nam hiện chỉ có khoảng 1.000 siêu thị và 2.000 cửa hàng tiện lợi hiện nay - 1/20 và 1/30 số lượng ở Nhật Bản.  

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài tràn ngập thị trường bán lẻ đã khiến một số người lo ngại. "Nếu các công ty nước ngoài thống trị, các công ty trong nước và người Việt Nam sẽ phải trả giá", một thành viên của quốc hội cho biết.  

Nhưng các nhà bán lẻ trong nước không ngồi chơi một cách nhàn nhã. VinMart +, cửa hàng tiện lợi của Vingroup, dự kiến ​​sẽ tăng gấp bốn lần mạng lưới lên 4.000 cửa hàng vào năm 2020.

Thế Giới Di Động, nhà bán lẻ điện thoại di động hàng đầu của Việt Nam đã xây dựng siêu thị kinh doanh của mình thành 375 cửa hàng trong ba năm và nhắm tới 500 địa điểm vào cuối năm nay.  

Việt Nam đang cần hàng nghìn cửa hàng bán lẻ hiện đại, theo ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Thế Giới Di động. "Nếu chúng tôi xây dựng các cửa hàng, chắc chắn chúng tôi phải nắm bắt một mức thị phần nhất định".

Vân Anh (theo Nikkei Asian Review)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI