Cứ giết người là cho… điên!

03/12/2014 - 18:19

PNO - PN - Huyền thoại tím (vừa kết thúc tuần qua trên HTV7) là bộ phim truyền hình có câu chuyện lạ, bối cảnh đẹp, tiết tấu nhanh và lối kể tương đối hấp dẫn, song tiếc là ở cuối phim, cách giải quyết để nhân vật Trúc (Cát Tường)...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trúc là cô em cùng cha khác mẹ với bà Lan. Khi bà Lan “chết”, đã quyến rũ anh rể, vì lòng tham cấu kết với người ngoài, làm hại cả gia đình người chị ơn nghĩa để đoạt viên đá màu tím, và đỉnh điểm là bắn chết ông anh rể. Cuối phim, tác giả cho Trúc bị bệnh tâm thần, được về sống chung trong sự cưu mang của chính gia đình người bị hại.

Để cho kẻ giết người cuối cùng bị điên là một “thủ pháp” đã được dùng ở hai bộ phim từng được phát sóng gần đây. Đầu tiên là ở phim Vàng trắng, nhân vật chính do Quách Ngọc Ngoan thủ diễn. Đó là một cán bộ trẻ, rắp tâm làm hại ông giám đốc nông trường cao su để trả mối thù riêng cho cha mẹ. Để đạt mục đích, hắn ta đã dùng bọn xã hội đen gây nhiều tội ác, giết chết không chỉ một người, song cuối phim, nhân vật bị điên, vào ở trong trại tâm thần trước sự thương cảm của những người bị hại. Một nhân vật khác là Thiện trong phim Ảo ảnh (do Huỳnh Đông đóng). Cũng tương tự nhân vật trong Vàng trắng, Thiện không ngại xuống tay hãm hại, sẵn sàng giết những ai cản trở con đường thực hiện những tham vọng của mình, kể cả người yêu lẫn người vợ đầu ấp tay gối. Nhưng rồi kết cục, hình phạt dành cho anh ta cũng là bị… điên.

Cu giet nguoi la cho… dien!

Vai Khanh do Quách Ngọc Ngoan thủ diễn trong phim Vàng trắng, gây nhiều tội, cuối cùng bị tâm thần

Chỉ trong vòng chưa tới nửa năm, có đến ba bộ phim phát sóng “xử” cho kẻ tội phạm giết người bị tâm thần để tránh việc ra tòa lãnh án trước pháp luật, chứng tỏ những người làm phim đã bế tắc trong cách giải quyết “đầu ra” cho số phận của loại nhân vật này. Lỡ tay bắn chết người trong một “tích tắc” căng thẳng nên tâm thần bị hoảng loạn như Trúc trong Huyền thoại tím thì còn có lý, chứ những kẻ có “lộ trình” gây tội ác dai dẳng và có mục đích hẳn hoi như hai nhân vật trong hai phim Vàng trắng Ảo ảnh thì chắc chắn phải biết trước cái kết “được ăn cả, ngã về không” từ hành động sai trái của mình, thì làm sao “điên” được! Chọn cách giải quyết như vậy hẳn các tác giả muốn để thứ tội tày đình cho “trời xử”, đồng thời kêu gọi ở con người tính nhân đạo, lòng vị tha? Tiếc là cách làm này lại mang đến một hiệu ứng ngược nơi người xem: vừa phi lý vừa sáo mòn!

 VŨ VĨNH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI