PNO - Vợ chồng em đang đối mặt với vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại gây ra không khí căng thẳng: Có nên cho con học trước khi vào lớp Một?
Chia sẻ bài viết: |
Đồ Ngọc Huyền Cách đây 9 giờ
Con tôi từng giống như con chị gái bạn, không học trước, trong khi gần cả lớp đã đọc viết rành nên con tôi trở thành học sinh cá biệt, ngày nào cũng bị cô giáo mắng vốn vì học chậm, mà thật ra không phải vì bé chậm so với chương trình, mà chậm so với các bạn cùng lớp nên cô khá khó chịu. Con tôi từng có dấu hiệu trầm cảm, may tôi phát hiện kịp và xin chuyển lớp. Tuy cùng 1 trường nhưng tùy giáo viên, nên việc cho con học trước hay không phụ thuộc rất lớn vào trường và giáo viên đó có chạy theo thành tích không. Chứ khi con tôi vào lớp 2, cũng tại ngôi trường này, cô giáo rất dễ thương và hoàn toàn không bị cuốn theo thành tích nên con tôi có năm học lớp 2 thật hạnh phúc.
Nguyễn Thúy Loan Cách đây 10 giờ
Con tôi năm sau vào lớp 1 nên tôi đang lót dép hóng, thấy con bạn bè cùng tuổi đọc truyện tranh mà cũng hơi xót ruột vì con mình còn chưa biết chữ cái nào.
Mai Trang Cách đây 11 giờ
Học trước hay không tùy vào trường bé hoc. Nếu định cho con vào trường điểm, trường chú trọng thành tích thì phải cho bé học trước. Còn nếu bé học trường bình thường, không đặt nặng áp lực thành tích thì ba mẹ chỉ cần cho con nhân diện chữ cái, đồ nét căn bản là ổn.
Nguyễn Thị Cúc Cách đây 13 giờ
Những năm gần đây, phụ huynh cho con đi học tiền Tiểu học quá nhiều. Có cháu học cả 2 tháng hè trước khi vào lớp Một. Vậy nên những cháu không đi học trước thì khi vào lớp sẽ bỡ ngỡ. Nếu giáo viên dạy bài bản, đúng chương trình thì không lo gì nhưng điều đáng lo là toàn giáo viên dạy lớp Một ở Tiểu học lại là người dạy tiền Tiểu học nên họ thường kêu ca các bé không đi học trước là học chậm, không theo kịp các bạn. Theo tôi, nên nghiêm cấm việc dạy tiền Tiểu học để khi vào năm học, giáo viên phải có trách nhiệm trong việc dạy bài bản và đối xử công bằng với mọi học sinh.
Diễm Kiều Cách đây 23 giờ
Nên ạ!
Hồ Thị LK Cách đây 1 ngày
Học một chút để nhận biết mặt chữ thì cũng nên.
Câu hỏi: “Liệu có tồn tại tình bạn thân khác giới hay không?” rất khó trả lời.
Chị có thể giúp em gái nhìn lại và tự quyết định mọi việc chứ không có quyền ngăn cản, cấm đoán.
Khi chia sẻ cảm xúc của mình, anh hãy hỏi vợ xem có phải cô ấy cũng cảm thấy cô đơn, không được quan tâm đầy đủ.
Hãy bày tỏ cảm xúc của em khi thấy mình không được trân trọng, không đủ để trao niềm tin.
Không thể vội vàng kết luận sếp đã có tình cảm đặc biệt với bạn hay đã “mở ngỏ trái tim” thông qua việc đồng ý nhận quà.
Nếu tin tưởng rằng tình bạn của mình là trong sáng, hai em phải có sự can đảm, tự tin công khai tình bạn đó, chứng minh được sự trong sáng.
Nếu không thể lấy lại chiếc nhẫn ấy, anh hãy tự nhủ rằng mình vẫn còn giữ ký ức về mẹ bằng nhiều cách chứ không phải chỉ qua một chiếc nhẫn.
Điều quan trọng là con học gì được từ con đường đã chọn. Hãy để con học đi bằng đôi chân mình dẫu vòng vèo hay vấp ngã.
Điều chị cần không phải là đòi hỏi họ hàng chồng chấp nhận mà là được công nhận quyền làm mẹ công khai, đường hoàng.
Lấy chồng không có nghĩa em cắt đứt hoàn toàn trách nhiệm với gia đình, mà là có thêm một người để cùng sẻ chia, gánh vác.
Cảm xúc dồn nén lâu ngày sẽ trở thành rào chắn, khiến vợ chồng ngày càng xa nhau.
Điều chị có thể làm được nhiều nhất và quan trọng nhất là hướng dẫn, trò chuyện với con; dẫn dắt cảm xúc, suy nghĩ của con.
Khi cuộc sống không như ý không có nghĩa chúng ta đã làm gì sai. Việc trách mình, trách người không giúp ta giải quyết vấn đề.
Sự tự chủ không đến từ việc có đi làm hay không mà đến từ cách mình suy nghĩ, ra quyết định và đặt giới hạn cho bản thân.
Điều anh cần tìm không phải là người “ở nhà” hay “đi làm” mà là người thật lòng muốn cùng anh xây dựng tổ ấm một cách bền vững.
Nếu chị vẫn đặt niềm tin vào chồng và mong muốn giữ gìn hôn nhân, hãy chọn cách hỏi trực tiếp với thái độ mềm mỏng, chân thành.
Em hãy để mẹ được lựa chọn cách giải quyết phù hợp với tính cách, suy nghĩ, tình cảm... của chính bà.
Nếu anh ấy quen được chiều chuộng mà không biết san sẻ, điều đó sẽ lặp lại sau hôn nhân, không phải vì ác ý, mà vì thói quen.