Chứng nhận độc lập - Căn cứ để người tiêu dùng lựa chọn sữa bột

16/05/2025 - 21:08

PNO - “Làm thế nào để biết sữa đủ an toàn?” là trăn trở của người tiêu dùng tại Việt Nam, đặc biệt là các bậc phụ huynh.

Theo dõi thông tin từ báo chí, chị T.L. (33 tuổi, tỉnh Hải Dương) không khỏi hoang mang khi thấy tên nhãn sữa con đang dùng nằm trong danh sách sữa giả mà cơ quan chức năng vừa công bố. “Tôi mất ngủ vì không biết sữa giả ảnh hưởng đến sức khỏe con như thế nào”, chị tâm sự.

Theo thống kê của Buzzmetrics, có hơn 12.000 lượt thảo luận xoay quanh chủ đề “sữa giả” trên nền tảng mạng xã hội sau 4 ngày vụ việc bị phát giác. Phần lớn là chia sẻ, phản ánh từ các bậc cha mẹ khi không may mua nhầm hàng kém chất lượng. Trong bối cảnh đó, thị trường sữa cần đến cơ chế đánh giá khách quan, đóng vai trò “bộ lọc” để người tiêu dùng đặt niềm tin đúng chỗ.

Tầm quan trọng của chứng nhận độc lập

Việc tồn tại của những tổ chức phi lợi nhuận chuyên kiểm định chất lượng thực phẩm là điều khá phổ biến tại các nước phát triển như Mỹ và châu Âu. Điều kiện kiểm định được xây dựng dựa trên quy định nghiêm ngặt về kiểm soát dư lượng chất ô nhiễm trong thực phẩm.

Một trong những tổ chức độc lập uy tín là Clean Label Project (Mỹ) với giải thưởng Purity Award - chứng nhận danh giá về độ an toàn và tinh khiết của sản phẩm. Để đạt được giải thưởng này, sản phẩm sữa bột cần vượt qua hơn 400 chỉ tiêu khắt khe về chất lượng và điều kiện sản xuất, đảm bảo không dư lượng bảo vệ thực vật, kim loại nặng (chì, cadmium, thủy ngân, arsen), hóa chất công nghiệp (BPA, BPS, Phthalates).

Đây là những hợp chất tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe, tác động đến hệ thần kinh và gây rối loạn nội tiết cho trẻ nhỏ. Tại các nước phát triển, việc in nhãn chứng nhận độc lập trên bao bì là chỉ báo cho biết sản phẩm đủ an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

Năm 2022, nhãn hiệu Optimum Gold của Vinamilk xuất hiện trên trang web của Clean Label Project với dòng giới thiệu “Nhãn hiệu châu Á đầu tiên đạt giải thưởng Purity Award”. Đến đầu năm 2023, toàn bộ dòng sữa bột trẻ em còn lại của hãng như Dielac, YokoGold, Optimum Colos (trước là ColosGold)... cũng được trao Purity Award. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành sữa Việt Nam khi danh mục thương hiệu được công nhận trước đó hầu hết đến từ Mỹ và châu Âu.

“Chìa khóa” làm nên sữa tinh khiết

Con đường để đạt chứng nhận độc lập không ít khó khăn, với loạt tiêu chí khắt khe. Trong đó, dây chuyền sản xuất không đồng bộ, thiếu sự khép kín sẽ tạo “khoảng hở” để tạp chất xâm nhập vào sữa.

Tại Việt Nam, nhà máy sữa bột của Vinamilk tại khu công nghiệp VSIP 1 (tỉnh Bình Dương) luôn đảm bảo tiêu chí đồng bộ và khép kín. Là công ty duy nhất sở hữu tháp sấy riêng tại Việt Nam, Vinamilk tự chủ khâu sấy thành phần dưỡng chất, đồng nghĩa không phụ thuộc nhà cung cấp và có thể chủ động trong việc kiểm soát độ tinh khiết của nguyên liệu đầu vào.

Công suất tháp sấy trong nhà máy của Vinamik có thể cung ứng khẩu phần sữa cho hàng triệu trẻ em mỗi ngày.

Công suất tháp sấy trong nhà máy của Vinamik có thể cung ứng khẩu phần sữa cho hàng triệu trẻ em mỗi ngày - Ảnh: Vi Nam
Công suất tháp sấy trong nhà máy của Vinamik có thể cung ứng khẩu phần sữa cho hàng triệu trẻ em mỗi ngày - Ảnh: Vi Nam

Bột sữa được trộn và rót vào lon trong môi trường vô trùng toàn phần, tương đương tiêu chuẩn phòng mổ bệnh viện. Vinamilk cũng tự chủ khâu cuốn lon và in ấn bao bì, tất cả tự động hóa trong dây chuyền đồng bộ, luôn có tia UV thanh trùng.

Việc tự chủ sản xuất lon và bao bì là yếu tố quan trọng để Vinamilk kiểm soát rủi ro nhiễm khuẩn và thôi nhiễm kim loại ngược vào sữa.

Phân đoạn sản xuất tự động tại nhà máy sữa bột Việt Nam của Vinamilk - Ảnh: Vi Nam
Phân đoạn sản xuất tự động tại nhà máy sữa bột Việt Nam của Vinamilk - Ảnh: Vi Nam

Niềm tin xây dựng từ sự minh bạch

Người tiêu dùng ngày càng thận trọng trước những tuyên bố “sạch”, “an toàn” mang tính chung chung, đặc biệt ngành hàng dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Họ có xu hướng tìm đến thương hiệu có dữ liệu xác thực, quy trình rõ ràng và được kiểm chứng từ bên thứ ba.

Từ góc nhìn của người tiêu dùng, các yếu tố như chứng nhận quốc tế, quy trình công khai, kiểm tra định kỳ độc lập không chỉ là “giá trị gia tăng”, mà trở thành tiêu chí cần có để đưa ra quyết định mua sắm. Đây cũng là nỗ lực của thương hiệu để góp phần nâng tầm nhận thức người tiêu dùng, khẳng định tầm quan trọng của việc đặt yêu cầu cao hơn về kiểm định chất lượng khi lựa chọn sản phẩm cho trẻ nhỏ.

Người tiêu dùng thích thú với những lon sữa tinh khiết vừa “ra lò” trong nhà máy - Ảnh: Vi Nam
Người tiêu dùng thích thú với những lon sữa tinh khiết vừa “ra lò” trong nhà máy - Ảnh: Vi Nam

Chị T.L - người mẹ đến từ Hải Dương trong câu chuyện đầu bài - đã quyết định đổi sang Dielac sau khi tìm hiểu chất lượng cũng như thông tin kiểm định. “Tôi rất vui khi con hợp tác với sữa mới, cũng mừng khi không cần thấp thỏm lo lắng về chất lượng sản phẩm”, chị tâm sự.

Châu Khoa

Nguồn: Vinamilk

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI