PNO - Hãy giúp chồng hiểu được sự quý giá của tình bạn từ thời thơ ấu của cháu, nó không đo bằng vị trí xã hội hay lợi ích tinh thần, tiền bạc.
Chia sẻ bài viết: |
Ly Ly 21-10-2021 05:06:26
Cô thấy ai mới là người đi đường dài với cô cả đời cô ạ. Cái gì cũng muốn thì khó lắm. Cứ phải vuốt bên này rồi vuốt bên kia hoài, làm sao chịu nổi? Thời gian đâu?
Hoàng Anh 16-10-2021 17:35:35
Mình ủng hộ giải pháp kể cho chồng nghe những kỷ niệm thời thơ ấu với nhóm bạn thân từ thuở bé nha. Mà bạn cũng phải chọn những câu chuyện nào thiệt cảm động ấy, đặc biệt là chuyện có liên quan đến nghĩa tình, hoặc người bạn nào đó đã đối xử tốt khiến bạn phải chịu ơn họ thiệt nhiều. Để xem phản ứng của anh thế nào. Mình tin ảnh sẽ phải nghĩ lại.
Vyvy Lê 16-10-2021 17:28:48
Chồng tôi cũng rất khắt khe với vợ, không chỉ trong chuyện bạn bè, mà còn xét nét đến cả chuyện quần áo, tóc tai... Có hôm tôi đi chơi với bạn gái mà mặc váy hơi ngắn, anh cũng một hai bắt phải thay đồ rồi mới cho đi. Làm sao để chồng hiểu được rằng bất cứ ai cũng có thế giới riêng, sở thích riêng, và sẽ vô cùng khó chịu nếu bị can thiệp "thô bạo" kiểu đó :(
Hương Thảo 16-10-2021 13:37:45
Mình cũng có những người bạn thân từ thời thơ ấu, dẫu sau này, khi lớn lên, mỗi người đều có thêm những mối quan hệ khác như bạn đồng nghiệp, bạn đối tác, nhưng rõ ràng chỉ có người bạn thời thơ ấu mới có thể thấu hiểu và yêu thương mình một cách vô điều kiện và vô vụ lợi. Có lẽ tình bạn ấy được gắn kết từ cái thuở chúng ta còn chưa có một khái niệm gì về quyền lợi cả. Giữ được tình bạn thời thơ ấu là rất quý, và là điều ai cũng nên làm.
Điều chị cần không phải là đòi hỏi họ hàng chồng chấp nhận mà là được công nhận quyền làm mẹ công khai, đường hoàng.
Lấy chồng không có nghĩa em cắt đứt hoàn toàn trách nhiệm với gia đình, mà là có thêm một người để cùng sẻ chia, gánh vác.
Cảm xúc dồn nén lâu ngày sẽ trở thành rào chắn, khiến vợ chồng ngày càng xa nhau.
Điều chị có thể làm được nhiều nhất và quan trọng nhất là hướng dẫn, trò chuyện với con; dẫn dắt cảm xúc, suy nghĩ của con.
Khi cuộc sống không như ý không có nghĩa chúng ta đã làm gì sai. Việc trách mình, trách người không giúp ta giải quyết vấn đề.
Sự tự chủ không đến từ việc có đi làm hay không mà đến từ cách mình suy nghĩ, ra quyết định và đặt giới hạn cho bản thân.
Điều anh cần tìm không phải là người “ở nhà” hay “đi làm” mà là người thật lòng muốn cùng anh xây dựng tổ ấm một cách bền vững.
Nếu chị vẫn đặt niềm tin vào chồng và mong muốn giữ gìn hôn nhân, hãy chọn cách hỏi trực tiếp với thái độ mềm mỏng, chân thành.
Em hãy để mẹ được lựa chọn cách giải quyết phù hợp với tính cách, suy nghĩ, tình cảm... của chính bà.
Nếu anh ấy quen được chiều chuộng mà không biết san sẻ, điều đó sẽ lặp lại sau hôn nhân, không phải vì ác ý, mà vì thói quen.
Nếu hết sức chân thành, hết sức mong mỏi và hết sức chú tâm, ta sẽ tìm ra người đó và người đó sẽ tìm ra ta.
Hãy thử hình dung liệu sau ngày cưới em sẽ hạnh phúc hơn hay đó sẽ là chuỗi ngày nặng nề, đau khổ.
Hãy động viên con từ từ quan sát bản thân, sống thật với chính mình.
Em đang dùng tương lai của mình để trừng phạt lỗi lầm của ba, để phản đối sự chịu đựng của mẹ nhưng người thiệt thòi nhất lại là em.
Khi quyết định nói ra, em cần sẵn sàng đón nhận cả việc được lắng nghe và khả năng bị từ chối.
Em cần được yêu thương, được sống một cuộc đời ấm áp và được đối xử đúng với giá trị của mình.
Hôn nhân chỉ có thể bền vững nếu cả hai đều cùng lớn lên, học cách tôn trọng, chia sẻ và điều chỉnh vì nhau.