Chết cháy vì không có búa thoát hiểm: Nhà xe kêu khách lấy trộm

24/05/2016 - 07:37

PNO - Một nhà xe cho biết, do liên tiếp bị mất trộm búa thoát hiểm hãng đã phải mang cất trên cabin, khi nào cần mới mang ra sử dụng.

Nhiều vụ tai nạn thương tâm gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà một phần nguyên nhân chính là việc nhiều xe không có búa thoát hiểm cho hành khách sử dụng.

Trước thực trạng này, nhiều lái xe cũng phản ánh về việc búa thoát hiểm thường xuyên bị... mất trộm.

Bởi vậy, trên nhiều xe khách, đặc biệt là các tuyến đường dài luôn phải nâng cao cảnh giác, "bảo vệ" búa thoát hiểm.

Búa bị mất cắp, phải cất kỹ búa thoát hiểm

Chia sẻ với báo Phụ Nữ TP.HCM, nhà xe Tình Hiền chạy tuyến Hà Nội - Hà Tĩnh chia sẻ: "Xe bị ăn trộm búa thoát hiểm nhiều lắm nên phải mua hết lần này, lần khác. Vì nó chỉ bé bằng ngón tay cái thôi nhưng nhiều người làm quán ốc, con ốc cứng không cắn được người ta dùng búa thoát hiểm đập ra để ăn".

Chet chay vi khong co bua thoat hiem: Nha xe keu khach lay trom
Búa thoát hiểm được trang bị trên xe khách. Ảnh: TTO

"Đợt đầu bị mất hết, lần sau mua lại mất tiếp, đợt này mua phải cất trên cabin, lúc nào cần sử dụng mới đưa ra", lái xe chia sẻ.

Một nhà xe khác cũng chạy tuyến đường này dự đoán về việc búa mất cắp: "Búa nhựa giống cái búa tập hình thể, cũng có nhiều khi nhiều người bỏ ra xem thấy hay lại lấy, công an kiểm tra thiếu lại phạt. Cái đó thì chẳng dùng được vào việc gì cả nhưng khách mỗi người mỗi tính, có khi họ thấy hay hay họ lấy 1 cái".

Nhà xe Hào Thanh (chạy tuyến Hà Nội - Nghệ An) cũng gặp phải tình cảnh tự. Lái xe kể lại: "Thi thoảng chúng tôi cũng bị mất, cái búa chỉ trị giá 30.000 đồng nhưng chắc do nhìn màu sắc bắt mắt, họ lấy về cho trẻ con chơi".

Nhà xe cũng chia sẻ thêm: "Khách lấy lúc nào mình cũng không biết được, việc này rất khó kiểm soát, mất rồi sau đó lại phải đi mua đợt khác".

Chống trộm bằng cách đặt camera

Chia sẻ tâm sự trước việc búa thoát hiểm có hiện tượng bị "chôm", nhà xe Thanh Sơn (chạy tuyến Đà Nẵng - Hà Nội) nói về tình cảnh của mình:

"Lâu lâu mất vài cái, cũng không hiểu là người ta lấy làm gì, cũng có thể là người ta thấy cái búa màu đỏ đẹp đẹp thì lấy chơi".

Để đối phó với việc này, đại diện nhà xe cho biết hãng đã cho lắp camera nên tình trạng này cũng đã hạn chế. "Nếu bình thường cái búa này vô hại nhưng khi có việc cần thì nó cũng rất là quan trọng", vị đại diện nhận định thêm.

Chet chay vi khong co bua thoat hiem: Nha xe keu khach lay trom
Trong vụ tai nạn thảm khốc ở Bình Thuận khiến 12 người chết hôm 22/5, hành khách đã rất khó khăn để tìm cách phá cửa kính ra ngoài. Ảnh: Zing

Tỏ ra đồng cảm về việc mất trộm búa thoát hiểm của các hãng xe khác, đại diện xe khách Hiếu Thảo (chạy tuyến Hà Nội - Nghệ An) nhận định: "Cũng có nhiều trường hợp trẻ con lấy chơi rồi có khi cầm luôn, hoặc là bỏ quên vào túi".

Việc trang bị búa thoát hiểm là điều vô cùng quan trọng, nếu không được đảm bảo sẽ khiến cho hậu quả không thể lường trước được.

Mới đây nhất là vụ tai nạn thảm khốc ở Bình Thuận, khi hai xe khách đầu trong đêm 22/5 khiến 12 người thiệt mạng, các nạn nhân cũng đã rất khó khăn để tìm cách phá cửa kính để có thể thoát được ra ngoài.

 

Trước đó, trao đổi với báo chí, theo ông Lê Hồng Việt - phó chánh thanh tra Sở GTVT TP, quyết định 09/2011 của Bộ GTVT quy định rất rõ các loại xe khách từ 17-90 chỗ ngồi trở lên phải lắp đặt từ 4/9 chiếc búa tại ô cửa kính thoát khẩn cấp.

Vị trí đặt búa thoát hiểm là nơi hành khách dễ nhìn, dễ lấy để phá cửa kính thoát ra ngoài khi xe gặp nạn.

Thế nhưng, khi đoàn kiểm tra trên xe không có búa thì lái xe mới mở cốp cabin xe lấy ra những chiếc búa để xuất trình. Hoặc có xe buộc chặt những chiếc búa lại để chống trộm.

Dù các xe có đủ búa nhưng những chiếc búa này được đặt sai vị trí như nhà xe đã làm là sai quy định. Những trường hợp xe vi phạm này bị phạt từ 300.000-400.000 đồng/xe.

 Trang Thu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI