Cách sử dụng dầu ăn ngon và khỏe

03/04/2021 - 15:54

PNO - Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy aldehyde - nguyên tố độc hại - được tạo ra khi dầu ăn đã qua sử dụng được làm nóng trở lại.

 

1. Không nên ăn dầu ăn đã qua sử dụng vì:

Tăng nguy cơ gây ung thư

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy aldehyde - nguyên tố độc hại - được tạo ra khi dầu ăn đã qua sử dụng được làm nóng trở lại. Do đó, khi sử dụng những thực phẩm dùng dầu ăn chiên lại làm tăng các gốc tự do trong cơ thể, có thể gây viêm - nguyên nhân gốc rễ của hầu hết các bệnh bao gồm: ung thư, béo phì, bệnh tim và tiểu đường. Tình trạng viêm nhiễm cao trong cơ thể cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch và khiến cơ thể dễ nhiễm trùng.

Tăng cholesterol xấu

Thực phẩm nấu bằng dầu được sử dụng nhiều lần có thể làm tăng mức LDL (cholesterol xấu trong cơ thể). Mức cholesterol LDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và đau ngực. 

Dạ dày tiết nhiều a-xít hơn

Nếu dạ dày và cổ họng trở nên nóng rát thường xuyên hơn thì dầu ăn được chiên đi chiên lại có thể là thủ phạm. Bạn không nên ăn đồ ăn vặt ven đường và đồ chiên, thức ăn nhanh… mà nên nấu ăn tại nhà, ăn rau tươi, rau sống…

2. Những loại dầu nên sử dụng phù hợp với món ăn

Với mỗi cách chế biến món ăn khác nhau, chúng ta nên chọn các loại dầu ăn khác nhau.

Chiên: bạn nên chọn loại dầu có hương vị trung tính và điểm bốc khói cao. Điểm bốc khói cao thường là trên 3750F, vì đó là nhiệt độ bạn thường chiên. Dầu có điểm bốc khói cao thường là những loại dầu được tinh chế hơn, vì các tạp chất nhạy cảm với nhiệt của chúng thường được loại bỏ thông qua quá trình xử lý hóa học, tẩy trắng, lọc hoặc gia nhiệt ở nhiệt độ cao. Các loại dầu có điểm bốc khói cao bao gồm: dầu hạt cải, dầu ô liu nguyên chất, dầu bơ, dầu thực vật, dầu cây rum và dầu đậu phộng.

Nướng: tốt nhất nên chọn loại dầu trung tính như dầu hạt cải, dầu dừa và dầu thực vật.

Xào: chọn loại dầu có hương vị thơm ngon hơn với điểm bốc khói thấp hơn. Các lựa chọn tốt bao gồm: dầu hạt cải, dầu ô liu siêu nguyên chất, dầu cây rum, dầu đậu phộng và dầu mè. 

Trộn salad: những loại dầu có hương vị như dầu ô liu siêu nguyên chất hoặc dầu hạt lanh.

Bác sĩ Lê Thảo Nguyên 

Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Q.11 (TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI