Cá da trơn Việt Nam vào Mỹ: Phải tuân thủ luật chơi...

18/12/2015 - 06:46

PNO - Mỹ bỏ tiền ra mua hàng nên có quyền đặt ra những yêu cầu riêng. Các hiệp định TPP, WTO không hạn chế vấn đề an toàn thực phẩm, môi trường...

70% không đáp ứng được yêu cầu

Trước những quy định mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ về việc nhập khẩu cá da trơn từ tháng 3/2016, ông Nguyễn Tử Cương - Trưởng ban Phát triển Thủy sản bền vững, Hội nghề cá Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản & Thủy sản cho rằng, TPP và các hiệp định thương mại song phương khác chỉ loại bỏ các rào cản cạnh tranh không bình đẳng.

Còn về đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn môi trường, an sinh xã hội, an toàn cho sức khỏe động - thực vật nuôi... thì mỗi nước được phép có quy định riêng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ sinh thái cho cả Việt Nam và cả những nước mình xuất khẩu sang.

Với hiệp định TPP và các hiệp định thương mại khác, Việt Nam sẽ không tận dụng được cơ hội nếu như chúng ta không giải tốt các điều kiện để đáp ứng những rào cản kỹ thuật và rào cản thực phẩm, an toàn dịch bệnh. Không đáp ứng được những điều này thì tuột mất cơ hội, không chỉ có Mỹ mà các thị trường khác cũng sẽ bị mất hết.

Ông Cương nói: "Họ cũng không đòi gì khác ngoài các tiêu chuẩn của FAO, không thể nói làm khó mình. Thực ra trong sản xuất cá tra hiện nay, đã hình thành chuỗi nhà máy chế biến, chủ cơ sở nuôi có cả nhà máy sản xuất thức ăn, trại sản xuất giống.

Việc áp dụng theo VietGAP cũng đã có một số quy chuẩn như thế rồi, còn những điều gì chưa chuẩn theo họ thì mình đáp ứng theo thôi. Hiện nay, có khoảng 30% cơ sở nuôi cá tra của Việt Nam đáp ứng được điều này, 70% còn lại sẽ phải tự liên kết lại với nhau, chuyển mình để đáp ứng yêu cầu của Mỹ".

Ca da tron Viet Nam vao My: Phai tuan thu luat choi...
Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ khiến những người nuôi cá da trơn của Việt Nam "nghẹt thở".

Ông Cương nhận định, ở Việt Nam, chắc chắn số đông sẽ rất khó khăn để đáp ứng những quy định của Mỹ vì từ cơ sở sản xuất thức ăn, chế biến, nhãn đóng gói phải theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Lâu ngày, mình làm theo tiêu chuẩn FDA - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ thì người ta cũng có quan tâm đến kiểm soát thực phẩm trong quá trình sản xuất.

Nhưng họ không quan tâm nhiều đến công đoạn nuôi mà chỉ quan tâm đến công đoạn ở nhà máy chế biến. Nếu giờ thay đổi hoàn toàn, phía Mỹ sẽ sang kiểm tra để đánh giá.

"Chúng ta đã áp dụng VietGAP trong nuôi cá tra rồi, mình đã chủ động đi trước nhưng sự tương đồng VietGAP của Mỹ và Việt Nam có tương đồng với nhau hay không lại là một chuyện.

Chuyện thứ 2 nữa là, đã tương đương lại có những quan điểm rất khác nhau thì sẽ phải điều chỉnh. Thông thường với các quy định như thế này cho các mặt hàng khác thì thời gian "đèn vàng" vào khoảng 8 năm, nhưng Mỹ lại chỉ cho có 18 tháng để thay đổi nên sẽ vô cùng khó khăn" - ông Cương cho hay.

Nói về nguyên nhân khiến mặt hàng cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ liên tục giảm trong những năm gần đây, ông Cương cho rằng, chủ yếu là do suy thoái kinh tế. Nguyên nhân thứ 2 là do cách làm ăn của người Việt Nam khiến tỷ lệ lô hàng bị cảnh báo tăng lên.

Ông Cương giải thích, ở Mỹ với mỗi công hàng bị lỗi thì họ báo lên hệ thống rồi họ sẽ tiến hành kiểm tra 100% công hàng trong lô hàng. Nếu mắc tiếp công thứ 2 thì việc kiểm tra sẽ kéo dài ra, từ đó các chi phí tăng lên. Nếu 5 công liên tiếp không mắc lỗi thì mới được tiếp nhận.

Doanh nghiệp nào kiểm tra qua rồi thì phải nộp đơn kèm theo hồ sơ xin rút tên ra khỏi "danh sách đen" bị kiểm tra. Nếu không nộp thì số lượng doanh nghiệp trong danh sách đen cứ luẩn quẩn trong đó, mà phí kiểm tra thì mình phải trả chứ phía mỹ không có trả.

Ca da tron Viet Nam vao My: Phai tuan thu luat choi...
Để vươn ra biển lớn, người nông dân Việt Nam phải liên kết lại với nhau.

Nông dân phải liên kết lại

Chia sẻ về những khó khăn trong việc chăn nuôi cá da trơn trong thời điểm hiện tại, ông Cao Lương Tri – một người dân ở xã Mỹ Hòa Hưng – TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) cho biết, người nông dân bây giờ đang chịu nhiều khó khăn khi yêu cầu về chất lượng mỗi ngày một cao nhưng giá thành không thay đổi.

“Mỗi con cá giống dao động từ 16.000 – 17.000 đồng/kg, nếu nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, trừ hết các chi phí cho đến khi thu hoạch thì giá phải đạt 150% giá trị con giống thì người nông dân mới có lãi.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI