Triển khai vắc xin COVID-19 cho trẻ từ tuần sau, Quảng Ninh tiêm đầu tiên vào ngày mai 14/4

13/04/2022 - 10:27

PNO - Bộ Y tế cho biết, theo dự kiến, sau khi kiểm định chất lượng, chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 cho nhóm trẻ nhỏ sẽ được triển khai từ tuần sau.

 

Trẻ từ 5-11 tuổi sẽ được tiêm vắc xin COVID-19
Trẻ từ 5-11 tuổi sẽ được tiêm vắc xin COVID-19

Sáng 13/4, Bộ Y tế đã cung cấp thông tin liên quan tới việc tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 – 11 tuổi.

PGS.TS Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, hiện, Bộ Y tế đang tìm kiếm nguồn cung ứng, thực hiện tiêm chủng trong quý II/2022. Đến nay, lô vắc xin đầu tiên của Chính phủ Úc hỗ trợ đã đến Việt Nam. Hiện, vắc xin này đang được kiểm định chất lượng và dự kiến sẽ có chứng nhận xuất xưởng trong ngày 13/4. Trong ngày mai (14/4), Quảng Ninh sẽ là địa phương đầu tiên tiêm vắc xin Moderna cho nhóm trẻ học lớp 6. Sau đó, vắc xin sẽ chuyển tới các tình thành và tiêm từ tuần sau.

Theo hướng dẫn, vắc xin sẽ được tiêm cho nhóm trẻ lớp 6 trước rồi tiêm cho trẻ nhỏ hơn. Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể cho từng lô vắc xin để đảm bảo tính đồng đều và giám sát an toàn tiêm chủng trên toàn quốc.

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, phản ứng sau tiêm thường gặp ở nhóm trẻ 5 -11 tuổi là đau đầu, tiêu chảy, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh... Các phản ứng này xuất hiện ở liều thứ hai nhiều hơn liều thứ nhất, chiếm trên 10 – 50%. Tỷ lệ phản ứng chiếm khoảng dưới 10% thường là buồn nôn, sưng chỗ tiêm, ít hơn nữa là ngứa, suy nhược... Các trường hợp hiếm gặp hơn, tỷ lệ 1/10.000 hay 1/1.000.000... là phản ứng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, phản ứng phản vệ.

Bộ Y tế thông tin về hoạt động tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho nhóm trẻ nhỏ từ 5 - 11 tuổi
Bộ Y tế thông tin về hoạt động tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho nhóm trẻ nhỏ từ 5 - 11 tuổi

Theo ghi nhận phản ứng ở nhóm trẻ nhỏ tại 1 số quốc gia cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất, tỷ lệ viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim thấp hơn nhóm 12 – 18 tuổi. “Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hướng dẫn cán bộ tiêm chủng không dựa vào tỷ lệ này mà luôn cảnh giác trong quá trình tiêm, theo dõi sau tiêm để tránh rủi ro”, PGS.TS Dương Thị Hồng nói.

Khi đi tiêm chủng, các phụ huynh phải theo dõi sức khỏe của cháu những ngày trước đó, xem có các biểu hiện bất thường, viêm đường hô hấp hay không. Chúng ta có nhiều buổi tiêm chủng khác nhau nên tiêm chủng khi trẻ khỏe mạnh. Đặc biệt, nếu trẻ nghi ngờ mắc COVID-19 thì cũng không nên tiêm chủng COVID-19.

Ngoài ra, các phụ huynh cần chia sẻ các thông tin về trẻ cho cán bộ y tế như dị ứng, bệnh nền mãn tính... để có những hướng dẫn cụ thể, có thể tới cơ sở y tế để tiêm chủng nhằm đảm bảo an toàn...

GS.TS. Phan Trọng Lân – Cục trưởng Cục  Y tế dự phòng cho hay có 11,8 triệu trẻ trong nhóm 5 – 11 tuổi, ước tính có 8,2 triệu trẻ chưa mắc (ước tính cho tới tháng 4 và tháng 5). Như vậy, đến quý II, Bộ Y tế ước tính sẽ tiêm đủ cho 8,2 triệu trẻ chưa mắc. Với những người đã mắc, sẽ trì hoãn tiêm chủng sau 3 tháng. Như vậy với khoảng 3,6 triệu trẻ này sẽ tiêm vào tháng 7, tháng 8.

Theo khảo sát, còn khoảng 30% phụ huynh do dự cho con tiêm vắc xin COVID-19. GS.TS Phan Trọng Lân mong muốn, các phụ huynh sẽ tìm hiểu và nhận thấy được ý nghĩa quan trọng của việc tiêm vắc xin để đưa trẻ tới các điểm tiêm chủng.

TS.BS Lê Kiến Ngãi (Bệnh viện Nhi Trung ương) lưu ý, sau khi tiêm, cần theo dõi trẻ trong vòng 3 ngày, để ý sự thay đổi của trẻ qua niêm mạc mắt, màu sắc da, có nổi ban hay không. Do đó, phụ huynh và nhà trường cần phối hợp với nhau để theo dõi trẻ. "Cần tránh trẻ trong thời gian này không vận động, hoạt động thể lực mạnh bởi có thể gây nhầm lẫn, bỏ sót các biểu hiện sau tiêm", TS.BS Lê Kiến Ngãi nhấn mạnh.

H.Anh

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsongkhoevi /strCate=songkhoe

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEalobacsivi /strCate=alobacsi

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocdongyvi /strCate=gocdongy
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsuckhoevi /strCate=suckhoe