Vũ Cát Tường: “Mẹ là nghị lực của tôi”

21/12/2013 - 03:00

PNO - PNCN - Cát Tường thoạt nhìn là một cô gái khó gần. Cách ăn nói không chỉ dè dặt mà còn “khô như ngói” khiến người đối diện dễ nghĩ cô có bản tính kênh kiệu. Thật ra, Cát Tường là cô gái nội tâm và đầy nghị lực, nhất là...

edf40wrjww2tblPage:Content

Vu Cat Tuong: “Me  la nghi luc  cua toi”

“Tôi không quá nặng nề việc mình có trở thành quán quân của Giọng hát Việt hay không. Cuộc chơi bao giờ cũng có luật của nó và có cả sự hên xui..., vấn đề là mình xác định đến với cuộc thi nhằm mục đích gì, mình làm điều đó như thế nào trong tâm thế thoải mái nhất và hạnh phúc nhất mà thôi”, Cát Tường nói.

Ngày nhỏ, biết mẹ không nhiều tiền để lo chuyện học thêm, cô bé Cát Tường của vùng quê Chợ Mới, An Giang đã cố gắng thi đậu vào trường chuyên Thoại Ngọc Hầu (TP. Long Xuyên, An Giang). Biết trường Đại học Quốc tế - thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM - là trường “khó nuốt” với nhiều thí sinh có điều kiện hơn, Cát Tường vẫn lọt vào danh sách tân sinh viên sau lần dự thi đầu. Biết 20 triệu đồng/học kỳ là mức học phí cao gấp 10 lần học phí các trường đại học công lập khác, là con số không nhỏ với một người lĩnh lương văn phòng như mẹ, nên ngoài học kỳ đầu tiên phải dùng số tiền mẹ chạy vạy vay mượn, bốn năm nay, cô sinh viên khoa kỹ thuật y sinh đã đến giảng đường bằng học bổng toàn phần.

Cát Tường là con đầu, chị của hai em trai: một đang lớp 12, một đang lớp 6. Gần mười năm nay, ba chị em sống nhờ đồng lương nhân viên văn phòng của mẹ. Cô yêu mẹ không thể diễn tả bằng lời. Cô luôn nhớ những điều mẹ thường thì thầm: “Mẹ chỉ có một mình. Không biết lúc nào mẹ nhắm mắt, nhưng nếu một sáng thức dậy, thấy không còn mẹ ở trên đời nữa, các con phải biết nương tựa vào nhau, biết tự sống mà không phải phiền đến mọi người”. Cô nói: “Nghị lực từ mẹ ngấm qua Cát Tường từ lâu”. Đó là nghị lực của một người mẹ đơn thân vẫn nuôi dưỡng đam mê cho các con. Thấy con gái có khiếu âm nhạc từ nhỏ, mẹ Cát Tường đã tằn tiện chi tiêu, lặn lội lên thành phố mua cho con chiếc đàn organ cũ, rồi kiếm tiền cho con học piano để thi vào nhạc viện TP.HCM. Mẹ Cát Tường phải vay mượn, nợ nần... chỉ mong con được theo đuổi niềm đam mê của mình.

Vu Cat Tuong: “Me  la nghi luc  cua toi”

Vũ Cát Tường và mẹ

Số phận như thử thách cô gái An Giang. Sau một năm trời luyện thi vào khoa piano của nhạc viện TP.HCM, năm 1992, Nhạc viện TP lại không tổ chức tuyển sinh. Thời điểm ấy, ba Cát Tường bị u gan, phải điều trị tại bệnh viện. Biết mẹ không thể vừa chạy tiền chăm sóc cho ba ở Long Xuyên, vừa lo cho con gái ở TP.HCM, Cát Tường đành xếp ước mơ, quay về quê cũ, ngày ngày tự mày mò học kéo violon, học đệm guitar Ukulele, học đánh trống Bongo...

Chị Kim Phượng - mẹ Cát Tường - âu yếm nhìn con. Ánh mắt chị không giấu được niềm tự hào về sự trưởng thành của cô con gái. Khi nghe con nói: “Nghị lực từ mẹ ngấm qua Cát Tường từ lâu. Và tôi hiểu, khi đạt được thành công với hoài bão của mình, mẹ sẽ là người vui nhất”, chị đã suýt không kìm được những giọt nước mắt hạnh phúc.

Ở vòng thi tiền chung kết, cùng với bài Mưa, Cát Tường đã chọn bài Mẹ - sáng tác tự biên. So với Mưa, Mẹ không phải là bài hát xuất sắc về kỹ thuật, bởi cảm xúc trong lòng cô lúc ấy dường như đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Chưa bao giờ Cát Tường hát một cách nghẹn ngào như thế. Cảm xúc “chưa một lần thấy mẹ khóc, dù biết mẹ đã khóc rất nhiều lần” đã nén chặt trái tim cô, nén chặt cảm xúc của người nghe trong khán phòng. Tất cả lặng người để rồi òa vỡ theo giọt nước mắt lăn dài của hai mẹ con khi họ ôm nhau lúc kết bài. Cát Tường luôn biết mẹ thương chị em cô theo kiểu rất riêng: “Khi cực khổ và đau buồn quá, tôi cũng muốn nói cho con biết để chia sẻ. Nhưng lại nghĩ tội cho con nên thôi, ráng kìm lại, chờ khi con trưởng thành sẽ nói. Vậy mà khi thấy con trưởng thành rồi lại thấy con có nhiều chuyện khác phải đối mặt, lại giấu tiếp... và mình tập khóc một mình”, chị Kim Phượng bày tỏ.

Nguyễn Thiện

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI