Việc tổ chức lễ hội đã dần tốt lên

13/06/2014 - 15:55

PNO - PNO - Tại hội nghị sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội sáu tháng đầu năm 2014 đối với khu vực phía Nam gồm 29 tỉnh thành diễn ra tại TP.HCM ngày 12/6, Bộ VH-TT-DL đánh giá: “Lễ hội đã diễn ra lành mạnh, an toàn; việc thực...

edf40wrjww2tblPage:Content

Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc Vesak diễn ra tháng Năm vừa qua với 10.000 phật tử, trong đó có 1.500 đại biểu đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được tổ chức thành công, hiệu quả, an toàn, gây ấn tượng với du khách trong và ngoài nước. Các điểm lễ hội truyền thống như đền Hùng (Phú Thọ), đền Trần (Nam Định), chùa Hương (Hà Nội), ban quản lý các di tích đã tổ chức lực lượng ứng trực 100% quân số để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Đặc biệt, mùa lễ hội năm nay, một số nơi như phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Đồng Bằng (Thái Bình)… đã tỏ ra thích ứng với thực tế hơn khi trang bị cả camera ghi hình tại các khu vực quan trọng của di tích để kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm.

Trong gần 8.000 lễ hội hàng năm trên cả nước, số lượng các lễ hội tại các địa phương phía Nam không nhiều. Khu vực này được xem là không để xảy ra những hình ảnh mất mỹ quan tại nơi thờ tự kiểu như đốt đồ mã tràn lan, nhét tiền vào tượng phật… Miền Nam cũng là nơi phát xuất nhiều lễ hội hiện đại và được thực hiện tốt. Các lễ hội lễ hội mới xuất hiện như lễ hội đường hoa, đường sách của TP.HCM đã được đánh giá cao ở cả chất lượng nội dung và công tác tổ chức tốt. Ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL đánh giá: “Lễ hội ở các tỉnh phía Nam được tổ chức tương đối tốt. So với nhiều nơi ở phía Bắc, người dân tại các địa phương miền Nam có ý thức tham gia lễ hội tốt hơn”.

Viec to chuc le hoi da dan tot len
Đường sách ở TP.HCM - lễ hội hiện đại được đánh giá cao

Những chuyển biến theo chiều hướng tốt trong ý thức tham gia lễ hội của người dân cùng với việc vào cuộc tích cực hơn của các cấp quản lý trong lĩnh vực này, đã giúp hoạt động lễ hội từng bước giảm thiểu những căn bệnh quen thuộc kéo dài nhiều năm qua. Lễ hội trong quãng thời gian đầu năm, đặc biệt là ba tháng sau Tết diễn ra rất dày, nhưng đã không để xảy ra sự cố và biểu hiện tiêu cực nghiêm trọng nào.

Tuy nhiên, với số lượng lễ hội quá nhiều, vẫn không tránh khỏi những hạn chế như chen lấn, xô đẩy ở lễ khai ấn đền Trần (Nam Định), lễ hội cướp phết (Vĩnh Phúc), treo thịt gia súc sống phản cảm ở chùa Hương, đền Đức Thánh Cả (Hà Nội)… Thậm chí, hồi đầu tháng Hai, tại khu vực chùa Thiên Trù (Hà Nội) còn xuất hiện hiện tượng đạo lạ hoạt động, phát tán tài liệu trái phép. Ở phía Nam, tại các điểm lễ hội lớn thì lễ hội Bà chúa Xứ An Giang chưa sắp xếp tốt việc đốt vàng mã, ghế đá công đức đặt nhiều làm ách tắc lối đi; lễ hội Bà Đen Tây Ninh còn nhiều hàng quán, phơi phóng quần áo, nuôi chó mèo; lễ hội chùa Bà Bình Dương đông người lộn xộn, vệ sinh môi trường chưa tốt…

Có nhiều lý do gây ra những hiện tượng tiêu cực kinh niên tại các lễ hội. Chẳng hạn vẫn còn tình trạng một bộ phận khách tham gia lễ hội nhiều nơi trên cả nước có sự thái quá về niềm tin tín ngưỡng, tìm mọi cách đạt được mục đích của mình; nhiều điểm di tích không kịp đáp ứng được các loại nhu cầu của lượng du khách ngày càng đông; một số địa phương tận dụng khai thác triệt để nguồn lợi kinh tế từ hoạt động này làm suy giảm nghiêm trọng tính tôn nghiêm nơi lễ hội.

Ngoài ra, còn là việc các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này giẫm chân lên nhau: nghị định 103 cấm đốt đồ mã nơi công cộng, còn nghị định 158 thì cấm đốt đồ mã sai nơi quy định. Mâu thuẫn là người dân được đốt đồ mã ở nơi quy định là lễ hội, nhưng đó đồng thời cũng là nơi công cộng, vốn không được đốt đồ mã!

Mai Liên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI