Vì sao người Mỹ vẫn mê mẩn Công nương Diana, dù bà đã mất 20 năm?

01/09/2017 - 09:12

PNO - Công nương Diana yêu nước Mỹ, và nước Mỹ cũng yêu bà. Vì thế, để kỷ niệm 20 năm Diana qua đời, báo USA Today đã dành ba tháng để khám phá cội nguồn của tình cảm này.

USA Today “đào bới” các tài liệu lưu trữ, đọc lại tiểu sử và những phát biểu của Diana, xem phim tài liệu và nói chuyện với các chuyên gia hoàng gia, sử gia, bạn bè và người hâm mộ của bà.

Những gì tờ báo tìm thấy là một danh sách dài các di sản đa dạng và phong phú mà người Mỹ có thể ngưỡng mộ Diana, đó là việc bà làm từ thiện, thời trang và phong cách của bà, thái độ đối với truyền thông và các tay săn ảnh paparazzi, về hoàng gia và thể chế quân chủ.

Vi sao nguoi My van me man Cong nuong Diana, du ba da mat 20 nam?
Công nương Diana ở London tháng 3/1996 - Ảnh: AFP/Getty Images

Diana để lại hai người con trai tiếp tục bước chân từ thiện của mình, và bạn bè cũng như người hâm mộ tiếp tục kể chuyện về bà.

Cái chết của Diana trở thành đề tài khai thác của các “thuyết âm mưu”, cuộc đời của bà tiếp tục tác động đến công luận về chồng cũ của bà – Thái tử Charles – và người vợ thứ hai của ông – Nữ Công tước xứ Cornwall Camilla.

Điều tờ báo USA Today tìm thấy là một con người quan trọng về nhiều phương diện với người Mỹ và thế giới.

Vi sao nguoi My van me man Cong nuong Diana, du ba da mat 20 nam?
Công nương Diana thăm Hong Kong tháng 11/1989 - Ảnh: AP

Tình cảm ngưỡng mộ của người Mỹ đối với Diana được các nhân vật của công chúng xác nhận, trong đó có cựu huấn luyện viên bóng rổ Rollie Massimino, người từng dẫn dắt đội Wildcats đạt ngôi vô dịch quốc gia vào năm 1985, luật sư Cyrus Mehri, người đang chạy đua vào chức giám đốc điều hành của NFLPA.

Hai mươi năm sau, dường như Diana chưa hề đi xa. Một lần nữa, sự chú ý của người Mỹ bị ám ảnh bởi Công nương Diana quá cố, một “nữ hoàng” không thể bác bỏ, cả trước đây cũng như nay, trong trái tim người Mỹ.

Những ngày này, dù cầm lên bất kỳ thiết bị nào, đọc bất kỳ trang sách báo nào hay bật tivi lên, người Mỹ có thể thấy Diana rực rỡ bởi nụ cười lan tỏa và cặp mắt xanh dương sáng lấp lánh – trẻ mãi và đẹp mãi ở tuổi 36.

"Những người chết trẻ thường bị mắc kẹt trong hổ phách", nhà viết tiểu sử hoàng gia bán chạy của nước Mỹ Sally Bedell Smith nói. Bà tuyên bố: "Không ai có thể tưởng tượng Diana sẽ trông như thế nào khi 56 tuổi!"

Thật khó có thể chấp nhận việc Diana qua đời trong vụ tai nạn xe hơi ngày 31/8/1997 ở Paris: Làm thế nào mà một sự hiện diện có sức lôi cuốn như vậy đột nhiên biến mất, và trong một tình huống đơn giản như vậy?

Vi sao nguoi My van me man Cong nuong Diana, du ba da mat 20 nam?
Diana ở Sarajevo ngày 10/8/ 1997 trong chiến dịch vì các nạn nhân của mìn - Ảnh: EPA

Đó là câu hỏi nước Anh và thế giới vẫn đang đặt ra, nhưng đặc biệt là người Mỹ, công dân của một quốc gia đã vứt bỏ ách hoàng gia cách đây 241 năm. Người Mỹ quý mến Diana của hoàng gia khi bà còn sống cũng như khi bà không còn nữa.

Người Mỹ trân trọng những kỷ niệm của họ về Diana ở Mỹ, đặc biệt là chuyến thăm đầu tiên vào năm 1985 khi bà mặc chiếc váy nhung màu xanh để khiêu vũ với John Travolta tại Nhà Trắng thời Tổng thống Reagan.

Những đám đông phấn khích ở Washington quá lớn đe dọa làm tắc nghẽn giao thông. Thậm chí các phóng viên tin tức cũng bỏ đưa tin về đàm phán ngân sách và thương thuyết kiểm soát vũ khí để hướng ngòi bút về Diana.

Tác giả Jude Davies của hãng tin AP viết: "Diana thường mặc váy và thể hiện một cảm giác nữ tính", dường như để đáp lại thói “ghét phụ nữ” trong xã hội.

Diana đặc biệt thích New York và thường xuyên đến thăm thành phố này.

Bà thường đi đến nơi trú ngụ của những người vô gia cư và đến thăm một phòng khám AIDS vào năm 1989, tham dự một cuộc gala từ thiện năm 1995, và bán đấu giá trang phục của mình để làm từ thiện vào tháng 6 năm 1997, chỉ mấy tuần trước khi bà qua đời.

Christopher Andersen, một tác giả về hoàng gia Mỹ có cuốn The Day Diana Died (Ngày Diana qua đời) bán chạy năm 1998, cho biết Diana luôn "được yêu mến ở Mỹ” hơn là ở Anh.

Các tác giả Mỹ lưu ý những gì dễ thương tổn của Diana – chứng ăn vô độ, bất hạnh và ly hôn, những thương tổn trong tuổi thơ của bà. Người Mỹ cũng gắn với Diana sự ấm áp hiển nhiên, tương phản với hình ảnh các nhân vật hoàng gia “băng giá”.

Vi sao nguoi My van me man Cong nuong Diana, du ba da mat 20 nam?
Hình ảnh Diana trong tim người Mỹ - Ảnh: Getty Images

Trong tác phẩm Diana tự tìm kiếm bản thân, tác giả Smith nói rằng đừng đánh giá thấp sức mạnh nhan sắc của Diana. Cô nói Diana đang ở độ cao quyến rũ của mình khi qua đời.

Smith nói “tất cả mọi người đều bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của cô ấy”.

Diana giàu có, xinh đẹp, mẹ của nhà vua tương lai và là một phụ nữ được hàng triệu người yêu mến, tiếc rằng trong số đó không có chồng bà, Thái tử Charles.

Cái chết của Công nương Diana một ngày cuối tháng 8 năm 1997 đã làm choáng váng cả thế giới và khiến hàng triệu người đau buồn vì sự mất mát.

Từ những đứa con của Diana, Hoàng tử William và Hoàng tử Harry, đến những người nổi tiếng như Elton John và Nicole Kidman, đều cùng nhau đến với nhau để vinh danh Công nương quá cố.

Victoria Arbiter nói rằng, “Diana là một phụ nữ xinh đẹp bị chính chồng mình làm tổn thương, nên bà rất được công chúng đồng cảm”.

"Mọi người đặt mình vào hoàn cảnh của cô, muốn trở thành cô, muốn trở thành người bạn tốt nhất của cô", Arbiter nói.

Điều này đúng, đặc biệt là với người Mỹ, vì thái độ của họ đối với những người nổi tiếng khác với cách thức của người Anh, bà Arbiter  khẳng định.

Thanh Hải (Theo USA Today)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI