PNO - Nhịp chiêng giục giã mừng xuân mới. Rượu cần chếnh choáng men say, đôi tay dẻo dai cho tiếng chiêng ngân nga ru xuân nồng.
Đồng bào dân tộc H’rê ở H.Ba Tơ (Quảng Ngãi) còn gọi chiêng là chinh. Bao đời, họ gắn bó với dàn chiêng ba, gồm ba chiếc: chiếc lớn là chinh Vông (chinh cha), nhỏ hơn là chinh Tum (chinh mẹ) và nhỏ nhất là chinh Túc (chinh con). Túc chinh tức đánh chiêng chỉ bằng đôi tay chứ không dùng dùi như những nơi khác.
Chiêng ngân khêu xuân nồng
Xuân đã về. Khí trời se lạnh như mùa đông cố nán lại nơi bản làng vùng cao Ba Tơ. Hoa rừng đong đưa khoe sắc, đẹp tựa sơn nữ diện váy áo thổ cẩm trong ngày tết. Chiêng ba ngân vang chốn non cao làm rạo rực lòng người. Nhiều người diện quần áo mới đến chung vui cùng gia chủ. Họ tụ họp nơi đầu tra (gian tiếp khách phía trước của nhà sàn) thưởng thức hương vị rượu cần, thả hồn vào điệu chiêng trầm bổng.
Ba người (có thể là người trong gia đình hay khách) say sưa trình diễn những kỹ năng đánh chiêng bao đời cha ông truyền dạy. Đôi tay sau bao ngày lao động nặng nhọc giờ vỗ, búng, gõ… vào chiêng tạo nên những âm thanh diệu kỳ. Những đôi tay khéo léo cùng bộ chiêng bằng đồng tạo nên tiếng chim hót lảnh lót giữa rừng chiều, như nước suối róc rách luồn qua khe đá, ếch kêu trong đêm mưa… làm say đắm lòng người.
Lễ công bố và trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người H’rê, H.Ba Tơ ngày 28/4/2021 |
Người nghe vít cần và hút những ngụm rượu ngọt nồng đượm hương núi rừng. Họ thay nhau đánh chiêng và uống rượu, tâm hồn vui phơi phới khi đất trời vào xuân. “Từ đời ông cha đến giờ, đồng bào H’rê chúng tôi rất thích túc chinh. Khi nghe tiếng chiêng là mọi người đến chung vui. Người không biết đánh thì đến nghe và uống rượu cần. Người biết đánh thì thay nhau đánh và uống. Vui lắm…”, anh Phạm Văn Nhót, ở xã Ba Vinh (H.Ba Tơ, Quảng Ngãi) cho biết.
Ngày thơ bé, ông Phạm Văn Vễ đã ngất ngây theo nhịp chiêng ngân vang chốn non ngàn. Xuân về, người làng chung tay sửa soạn lễ vật dâng cúng thần linh. Tiếng chiêng hòa cùng lời khấn nguyện của già làng gửi đến đấng linh thiêng cầu mong mưa thuận gió hòa, nhà nhà no đủ, bản làng yên vui. Sau lễ cúng, mọi người quây quần cùng nhau thưởng thức món ăn đậm đà hương vị núi rừng. Những chiếc cần được chuyền tay nhau chếnh choáng men say. Nhịp chiêng trỗi lên giục giã lòng người hòa mình vào hội. Họ say mê múa hát, chân bước nhịp nhàng theo điệu chiêng ngân nga.
Cứ thế, cuộc vui kéo dài đến thâu đêm suốt sáng. Rồi từ đó, tiếng chiêng bay bổng thấm vào tâm hồn thơ ngây của cậu bé thường ngày quẩn quanh bên nhà sàn hay theo cha mẹ lên nương rẫy. Vễ mày mò tập luyện theo sự dạy bảo của cha, thả hồn vào chiêng qua đôi tay bé nhỏ. Tuổi 15, ông thành thạo các kỹ năng đánh chiêng góp vui với dân làng. Ngoảnh lại, đã dài hơn nửa thế kỷ. “Với đồng bào H’rê chúng tôi thì lễ hội phải đánh chiêng mới vui. Do vậy mà từ nhỏ anh em chúng tôi đã luyện tập đánh chiêng để góp vui với dân làng…”, ông tâm sự.
Trình diễn chiêng ba tại nhà anh Phạm Văn Nhót |
Gắn kết tình người
Tết là những ngày vui nhất của làng với tiếng chiêng ngân vang qua cách diễn tấu điêu luyện của các nghệ nhân chốn non cao. Dân làng đến dự hội chung vui, cởi mở chuyện trò khiến tình nghĩa bản làng thêm gắn bó. Trai gái hòa mình vào những vũ điệu sôi động với thân hình rắn chắc, ánh mắt thiết tha ẩn chứa bao điều muốn nói. Họ gặp gỡ nhau, qua những lời tán tỉnh ngọt ngào rồi nên duyên vợ chồng. “Nhiều người thành đôi sau những buổi gặp gỡ như thế. Những chàng trai đánh chiêng hay được nhiều cô gái để ý lắm…”, anh Nhót cho biết.
Chiêng ba là loại nhạc cụ có từ lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số H’rê. Hiện trên địa bàn huyện còn 890 bộ chiêng ba với 741 người sử dụng thành thạo. Những năm qua, các cấp ngành chức năng đưa chiêng ba vào các hoạt động văn hóa - văn nghệ, khuyến khích người dân trình diễn tại những buổi sinh hoạt ở cộng đồng dân cư. Nhiều câu lạc bộ chiêng ba cũng đã được thành lập, nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức của khách du lịch khi đến vùng núi non kỳ vĩ này. Ông Lê Cao Đỉnh, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin H.Ba Tơ
|
Không chỉ dịp tết, nhịp chiêng ba là “linh hồn” trong lễ cưới hỏi, cúng tổ tiên, mừng nhà mới… và những ngày vui miền sơn cước. Tiếng chiêng ngân vang thay lời mời gọi mọi người đến chung vui. Họ cùng nhau chuyện trò, học hỏi để kỹ năng đánh chiêng thêm nhuần nhuyễn. Nhịp chiêng khoan nhặt, lên bổng xuống trầm bày tỏ tâm tình của người dân vùng cao giàu lòng hiếu khách. “Cứ nghe tiếng chiêng là chúng tôi đến chung vui thôi. Từ những dịp như thế, tình cảm xóm giềng càng thêm gắn bó, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn…”, ông Phạm Văn Đức cho biết.
35 năm gắn với túc chinh, ông Phạm Văn Rôm được mời đến nhiều nơi giao lưu, trình diễn loại nhạc cụ độc đáo bao đời tổ tiên truyền lại. Công việc khá bận rộn, nhưng ông vẫn cố thu xếp để được “nghiêng ngả” cùng chiêng. Âm thanh khi trầm hùng, lúc rạo rực, thổn thức… như giãi bày nỗi lòng. Ông kết bạn với nhiều người chung niềm đam mê gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.
Đang bận chuẩn bị đổ bê tông cho ngôi nhà của một người dân trong vùng, ông nhận được điện thoại từ anh Nhót báo tin: “Có thằng em ở dưới xuôi lên nghe chiêng”. Ông mỉm cười với con trai là chủ thầu xây dựng rồi vội về nhà tắm rửa để đến nơi tụ họp đội chiêng. “Giờ đã có nhiều lựa chọn loại hình giải trí, nhưng vẫn còn nhiều người đam mê túc chinh lắm, cả già lẫn trẻ. Vậy nên chúng tôi luôn cố gắng giữ gìn và truyền lại cho con cháu”, ông tâm sự.
Minh Kỳ
Chia sẻ bài viết: |
Báo Phụ Nữ TP.HCM đã trao đổi với nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm và đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp về di sản nghe nhìn trong lĩnh vực điện ảnh.
Chưa được quan tâm đúng mức, thiếu một chiến lược tổng thể, di sản nghe nhìn ở Việt Nam đang ngày càng “mai một”.
Mười năm trước, tác phẩm của đạo diễn Asghar Farhadi đã làm rạng danh điện ảnh Iran trong làng phim quốc tế bằng câu chuyện căng thẳng...
Những chiếc áo dài đa dạng màu sắc, kiểu dáng, được các tập thể, cá nhân dự thi dàn dựng thành những tiết mục trình diễn vô cùng thú vị.
Tác giả Viên Nghiệp nói sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Chủ quán Dấu ấn phương Đông - nơi hoa hậu Giáng My chụp ảnh thời trang, đã có phản hồi xoay quanh vụ việc đang gây ồn ào.
Tròn 30 năm kể từ ngày công chiếu, "Indochine" vẫn có một sức hấp dẫn đặc biệt khi nhìn về một giai đoạn lịch sử.
Nhà biên kịch Lê Phương, tác giả của nhiều bộ phim nổi tiếng như “Biệt động Sài Gòn”, “Nơi gặp gỡ của tình yêu”... qua đời vì tuổi cao sức yếu.
Bức ảnh chụp Hoa hậu đền Hùng Giáng My ngồi trên mái nhà cổ khiến dư luận chỉ trích. TP. Hội An yêu cầu gỡ hình ảnh này.
Giữa cuộc tìm mịt mù là một dấu hiệu khác. Đôi bàn tay gần cả đời thanh thoát chớp mắt cái lóng ngóng không ủi nổi mớ lá nón nhăn nhúm.
Một trong những vấn đề được đặt ra trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật bìa sách Việt Nam 2022…
Một cảm giác chìm đắm khi đọc các tác phẩm của Trường An, như thể được trở về với không gian của vương triều cũ…
Đề án sưu tầm tư liệu, kỷ vật cho Bảo tàng tập kết đang được khởi động với mục đích lưu giữ lại một phần ký ức của học sinh miền Nam.
Giải thưởng quốc tế International Princess of Girona Foundation (FPdGi) của Hoàng gia Tây Ban Nha vinh danh tác giả "Chang hoang dã".
Trong suốt 20 năm qua, có lẽ chưa bao giờ sân khấu kịch ảm đạm như bây giờ.
"Những đóa hồng bạch dâng tặng Andersen", "Chuyện vui về chú Ếch Cốm", "Bé Rơm" và "Tiếng mùa xuân" của nhà văn Trần Hoài Dương vừa được NXB Kim Đồng tái bản.
Tối 9, 11 và 14/5, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM biểu diễn vở Chiếc áo thiên nga tại rạp Thủ Đô.
Mục tiêu đóng góp thành công 1 tỷ đồng xây 20 căn nhà cho người nghèo tại Quảng Nam và Huế trong năm 2022.