Tranh cãi xung quanh đề xuất phá dỡ 6 tầng nhà hàng Panorama ở Mã Pì Lèng

10/10/2019 - 07:57

PNO - Sở Xây dựng Hà Giang vừa đề xuất phương án xử lý đối với công trình sai phạm trên đèo Mã Pì Lèng là đập bỏ 6 cấp giật theo sườn đèo, cải tạo phần còn lại làm điểm dừng chân ngắm cảnh.

Đề xuất này ngay lập tức vấp phải sự phản ứng trái chiều của dư luận.

Ngày 8/10, Sở Xây dựng Hà Giang có văn bản gửi UBND tỉnh này báo cáo kết quả kiểm tra công trình nhà hàng Panorama tại điểm dừng số 40 dốc Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc.

Tranh cai xung quanh de xuat pha do 6 tang nha hang Panorama o Ma Pi Leng
Nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama

Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất đập 6 cấp giật theo sườn đèo.

Theo báo cáo, nhà hàng Panorama nằm ngoài bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử danh thắng Mã Pì Lèng. Nhưng đối chiếu với quy định quản lý của đồ án quy hoạch xây dựng công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2017, công trình này nằm trong vùng hạn chế hoạt động xây dựng mới, chỉ xây dựng công trình an ninh quốc phòng, phục vụ du lịch, hạ tầng xã hội thiết yếu; chiều cao các công trình từ 1 đến 3 tầng.

Vì vậy, Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất UBND tỉnh giao UBND huyện Mèo Vạc tiến hành cải tạo, chỉnh trang hai đơn nguyên giáp quốc lộ (phần xây bám mặt quốc lộ gồm tầng âm và một tầng nổi sát mặt đất) để phục vụ việc dừng chân, ngắm cảnh của khách du lịch.

6 cấp giật theo địa hình sườn núi chạy xuống phía sông Nho Quế bị đề nghị phá dỡ để cải tạo thành đất trồng cây xanh; thời hạn phá dỡ hoàn thành trước 15/11.

Trước đề xuất này, dư luận đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, một phe nói cần giữ lại công trình, cải tạo lại để phù hợp với cảnh quan môi trường xung quanh chứ không nên phá dỡ tốn kém của người dân. Một luồng ý kiến khác cho rằng cần phải dỡ bỏ sớm để không tạo tiền lệ xấu.

Tranh cai xung quanh de xuat pha do 6 tang nha hang Panorama o Ma Pi Leng
Nhiều du khách đã đến đây check-in

Anh Nguyễn Minh (Cầu Giấy - Hà Nội) chia sẻ: "Tôi lên án kịch liệt việc có mặt của toàn nhà rất nên tháo dỡ và cần làm ngay. Nếu không phá dỡ sẽ tạo tiền lệ xấu, sau này sẽ mọc lên thêm nhiều ngôi nhà như thế này sẽ phá hết cảnh quan thiên nhiên".

Ủng hộ phương án cải tạo cho phù hợp, chị Nguyễn Thị Lê Na (Công ty CP Trang trại Nông sản Phủ Quỳ, Nghệ An) cho rằng: Các kiến trúc sư, các nhà khoa học... có thể lên đó nghiên cứu rồi nghĩ cách giúp chị Vũ Thị Ánh (chủ đầu tư của công trình này) thiết kế và chỉnh sửa lại cho hợp với phong cảnh núi rừng. Cao nguyên đá Đồng Văn chính là Công viên địa chất toàn cầu, nhưng hiện tại, thật sự chúng ta chưa khai thác được hết giá trị của nó một cách bền vững. Lấy nguồn cảm hứng từ đá, kết hợp với kỹ thuật trình tường bằng đá mà bà con H'Mong hay làm hàng rào, phối hợp với kỹ thuật hiện đại của 1 số loại keo hoặc xi gắn nào đó rất tinh tế thôi để ta tạo dựng lại 1 kiến trúc bằng đá trên nền có sẵn.

“Trên những hốc đá đó, ta có thể nhân giống 1 số loài hoa dây leo có thể là màu tím hồng thường mọc xen kẽ hốc đá cao nguyên để tạo nên một kiệt tác nghệ thuật về màu sắc hòa quyện thiên nhiên vùng núi đá này. Vào mùa hoa nở, cả ngôi nhà sẽ ánh lên màu tím hồng của loài hoa bản địa cũng sẽ vô cùng thơ mộng.” – Chị Na chia sẻ.

Chia sẻ với báo chí, KTS Ngô Viết Nam Sơn góp ý 2 giải pháp. Giải pháp hơi cực đoan và triệt để là đập bỏ toàn bộ công trình này, quy hoạch thành một sân ngắm cảnh, chụp hình.

Còn giải pháp thứ hai, dung hòa hơn là giữ lại các phần chức năng ngắm cảnh, phá bỏ hết các chức năng công trình du lịch. Theo đó, sẽ là phương án ngược lại với Sở Xây dựng Hà Giang đang đề xuất đập bỏ phần công trình nổi và cải tạo phần giật cấp bám theo sườn đèo.

Trong trường hợp giữ lại phần giật cấp này thì phải cải tạo nó thành các sân ngắm cảnh giật cấp, giấu kín các công trình o vụ vệ sinh, chỉ còn những sân thượng xanh, không được làm lộ ra các vật liệu nhân tạo, ngay cả những tường đá cũng phải được phủ xanh hết.

"Đứng trên góc độ bảo tồn di sản thì một điểm ngắm cảnh chỉ nên là một sân ngắm cảnh và các công trình khác phải ngầm xuống. Đây là một điểm di sản thiên nhiên chứ không phải một điểm du lịch.” – KTS Lê Viết Nam nói.

T.A

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI